Công nghệ

Hoàn thiện hạ tầng, số hóa dữ liệu để đẩy mạnh triển khai Đề án 06/CP phục vụ hiệu quả người dân và doanh nghiệp

UBND thành phố vừa ban hành Kế hoạch 31/KH-UBND về thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2024.

Theo đó, Kế hoạch sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP với quyết tâm chính trị cao, xuyên suốt từ cấp thành phố tới cơ sở; tích cực, chủ động triển khai, thực hiện các nhiệm vụ của địa phương trong năm 2024 đảm bảo thiết thực, hiệu quả, góp phần hoàn thành sớm nhiệm vụ xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, thực hiện có hiệu quả Đề án 06/CP với tinh thần năm 2024 là “Hoàn thiện thể chế, hạ tầng, số hóa dữ liệu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đẩy mạnh triển khai Đề án 06/CP phục vụ hiệu quả người dân, doanh nghiệp”. Kế hoạch xác định việc triển khai thực hiện Đề án 06/CP tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trên cơ sở huy động sự tham gia tích cực của toàn dân, sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Ảnh minh họa.

Việc triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm; dễ làm trước, khó làm sau, từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo phương châm dữ liệu phải “đúng, đủ, sạch, sống”, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nâng cao hiệu quả, chất lượng cung cấp và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện. Đẩy mạnh các tiện ích phục vụ phát triển công dân số, tăng cường nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân gắn chip, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Quá trình triển khai phải thực hiện một cách bài bản, đúng quy định, thực chất, hiệu quả, tránh chồng chéo, đầu tư dàn trải, lãng phí, đặc biệt là tránh hình thức; đảm bảo mục tiêu phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tế, đặc thù, đặc điểm tại địa phương.

Kế hoạch yêu cầu các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã cần bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, thành phố và Bộ, ban, ngành chủ quản để kịp thời tham mưu và tổ chức thực hiện đảm bảo kịp thời, có hiệu quả theo đúng lộ trình và nhiệm vụ đề ra. Tập trung và đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và lợi ích của Đề án 06/CP đến mọi tầng lớp nhân dân, truyền cảm hứng tạo động lực cho người dân vào quá trình chuyển đổi số; huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, cán bộ, công chức là những tuyên truyền viên trong việc vận động, hướng dẫn người dân, tổ chức tham gia thực hiện các thủ tục hành (TTHC), dịch vụ công kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tập trung đồng bộ các biện pháp, giải pháp đẩy mạnh triển khai thực hiện 43 mô hình điểm theo Kế hoạch phối hợp số 62/KHPH-TCDA06/CPTW- BCDDA06/CPHP.

Cùng với đó cần thực hiện nghiêm việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ trực tuyến, không để tình trạng giải quyết hồ sơ chậm, muộn; đẩy nhanh việc thực hiện ký số trên thiết bị di động; nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện TTHC không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Nghiên cứu các giải pháp, sáng kiến nhằm tuyên truyền, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tăng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn. Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 và Nghị định 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, trong quá trình giải quyết TTHC; không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa theo đúng quy định. Thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, thời gian thực theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm công khai, minh bạch, cá thể hóa trách nhiệm, đề cao vai trò người đứng đầu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính. Đồng thời, thúc đẩy cung cấp các tiện ích, dịch vụ cho người dân trên ứng dụng VNeID như ngân hàng, mua sắm, thanh toán, giáo dục, y tế, Bảo hiểm Xã hội, Giấy phép lái xe…; duy trì bảo đảm an ninh, an toàn Hệ thống giải quyết TTHC thành phố phục vụ việc xác thực thông tin công dân qua CSDLQG về dân cư theo đúng quy định; tiếp tục rà soát, bố trí kinh phí, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, hạ tầng bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Cẩm Nhung
Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More