Hoàn tất chấm thi THPT quốc gia 2019, sẵn sàng công bố điểm

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đến ngày 13.7, các địa phương đã hoàn tất công tác chấm thi THPT quốc gia 2019, đang gấp rút chuẩn bị về kỹ thuật, nền tảng công nghệ để công bố điểm thi đến gần 900.000 thí sinh trên cả nước.

Ngữ văn cao nhất 9,25 điểm

Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Quốc Lập – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) – tỉnh Phú Thọ cho biết, địa phương đã chấm xong bài thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019. Theo kết quả chấm thi, Phú Thọ có 1 thí sinh đạt 9,25 và 2 thí sinh đạt 9 điểm môn Ngữ văn. Phổ điểm môn Ngữ văn của thí sinh trên toàn tỉnh rơi vào khoảng 6 điểm. Các bài điểm cao đã được chấm kiểm tra, đảm bảo đúng quy chế của Bộ GDĐT.

Tại Nam Định, theo ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GDĐT Nam Định – Sở đã hoàn thành chấm thi tự luận. Kết quả sơ bộ, Nam Định có 552 bài thi đạt điểm từ 8 đến dưới 9. Đặc biệt có 8 bài đạt mức 9,25 – đây cũng là điểm cao nhất môn Ngữ văn tính đến thời điểm hiện tại trên cả nước.

Hà Nội là một trong những địa phương có đông thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2019 nhất cả nước. Ông Phạm Văn Đại – Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội – cho biết, Sở đã chấm xong và gửi dữ liệu điểm thi về Bộ GDĐT.

Còn theo đại diện Sở GDĐT Hải Phòng, trong số 15.747 bài thi Ngữ văn đã nhập điểm, có một bài thi được điểm 9. Phổ điểm trung bình môn Ngữ văn của tỉnh này từ 5 – 7. Trong đó có 17 bài thi bị điểm 0.

Thông tin từ Sở GDĐT Đắk Nông, công tác chấm thi bài tự luận của kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã hoàn tất. Toàn tỉnh có 7 thí sinh đạt điểm 8,25 môn Ngữ văn – mức điểm cao nhất môn thi này của tỉnh trong năm nay. Ngoài ra có 2.946 bài thi đạt từ 2,25 đến 4,75 điểm. Đặc biệt có 1 bài thi đạt 0,5 điểm, 1 bài thi 0,75 điểm, 2 bài thi đạt 1 điểm.

Thí sinh tra cập địa chỉ  http://diemthi.laodong.vn/  để tra cứu điểm thi THPT quốc gia 2019.

Các tỉnh Thái Bình, Đồng Nai và nhiều tỉnh/thành khác cũng đã gửi dữ liệu điểm thi về Bộ GDĐT. Để phục vụ nhu cầu tra cứu điểm thi của thí sinh, các địa phương đã chuẩn bị nền tảng công nghệ, xây dựng từ 2 – 3 trang web tra cứu, tránh xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong thời gian công bố điểm thi.

Nhiều bài thi trắc nghiệm phải sửa lỗi

Đến thời điểm hiện tại, nếu thông tin điểm thi môn tự luận được nhiều địa phương tiết lộ, thì điểm thi môn trắc nghiệm vẫn được giữ kín. Lãnh đạo các Sở GDĐT cho biết không nắm được thống kê về điểm môn thi trắc nghiệm, vì công tác chấm thi năm nay được giao cho các trường đại học chủ trì. Theo thông tin từ các trường đại học, công tác chấm thi trắc nghiệm cũng đã hoàn tất.

Ông Trần Văn Tớp – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Bách khoa Hà Nội – cho biết, việc chấm bài thi trắc nghiệm của các thí sinh tại cụm thi tỉnh Thanh Hóa đã được Ban chấm thi Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoàn tất, kết quả chấm thi không ai được biết và đã mã hóa để chuyển về Sở GDĐT Thanh Hóa và Bộ GDĐT.

Tuy nhiên trong quá trình chấm thi, ban chấm thi trắc nghiệm của trường đã phát hiện nhiều bài thi trắc nghiệm mắc lỗi. Các lỗi thí sinh hay mắc phải là  tô mờ, tô đúp… Riêng tại Thanh Hóa, số lượng bài thi này là 11.696 bài (chiếm tỉ lệ 11,36%).

Theo ông Tớp, với các bài thi mắc lỗi trên, phần mềm có thể không nhận dạng được câu trả lời, vì vậy thí sinh cần chú ý khi làm bài để tránh sai sót.

Tại tỉnh Khánh Hòa cũng có hơn 200 bài thi không nhận diện được vì có lỗi. Tại nhiều địa phương khác cũng gặp tình trạng tương tự.

Với các bài thi mắc lỗi trên, sau khi phần mềm cảnh báo, các bài thi sẽ được lấy ra quét lại hoặc kiểm tra để sửa lỗi, nhằm mục đích bài thi được nhận dạng để chuyển thành file dữ liệu chấm. Toàn bộ quy trình sửa lỗi này đều được lập biên bản chi tiết để gửi về Bộ GDĐT.

Theo quy định của Bộ GDĐT, chậm nhất ngày 13.7, các hội đồng thi xuất kết quả thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi do Bộ GDĐT cung cấp ra 2 đĩa, 1 đĩa được lưu tại Sở GDĐT, 1 đĩa được gửi bảo đảm ở chế độ mật về Cục Quản lý chất lượng để cập nhật kết quả thi vào hệ thống quản lý thi.

Ngay sau khi Cục này cập nhật kết quả thi vào hệ thống quản lý thi, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên hệ thống, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về Bộ GDĐT để xử lý. Toàn Bộ công đoạn này được hoàn tất vào ngày 13.7, để sẵn sàng công bố điểm thi vào 14.7.

Ông Mai Văn Trinh (Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GDĐT) cho biết, dù đã hoàn tất khâu chấm thi, nhưng tất cả các địa phương sẽ cùng công bố điểm thi vào ngày 14.7. Sau khi biết điểm thi, nếu có thắc mắc, thí sinh có thể làm đơn phúc khảo. Thí sinh cũng sẽ được thay đổi nguyện vọng một lần duy nhất, để lựa chọn trường phù hợp với điểm thi của mình.

Đặng Chung Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More