Hóa giải mờ tích vua Ngô Quyền tại Cổ Loa

Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) từng chứng kiến thời khắc xưng vương và 10 năm định đô của vua Ngô Quyền nhưng lại không có lấy một đình, đền thờ tự. Xây dựng nơi thờ Ngô Quyền và tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương tại Cổ Loa có cần thiết và mang lại lợi ích gì? Đó là nội dung được lý giải trong cuộc tọa đàm “Nghiên cứu tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa”, diễn ra sáng 3/10 tại Hà Nội.

Đình Ngự Triều Di Quy tại Cổ Loa

Chờ tìm không gian thiêng

Ngô Quyền được ví là ông tổ Trung Hưng 1 (vị tổ phục hồi lại đất nước) của nước Đại Việt (sau này có vua Lê Lợi và Chủ tịch Hồ Chí Minh). Trải qua quá trình khảo cổ, nghiên cứu văn bia, các nhà sử học đã khẳng định cách đây 1.080 năm, Ngô Quyền xưng vương ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội). Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Viết Chức, chưa thể lý giải được tại sao 10 thế kỷ trôi qua, trên đất Cổ Loa không có đình, đền thờ Ngô Quyền. Mặc dù ông tổ Trung Hưng của nước Đại Việt có 7 năm định đô ở nơi đây. Trong khi đó, tại quê hương Ngô Quyền (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) có đền thờ vua, Hải Phòng – nơi diễn ra trận Bạch Đằng năm 938 – cũng còn in dấu tích tại 35 đình, đền thờ tự. Hàng năm, Nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức nhà vua.

Đề xuất xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền trên đất Cổ Loa đã được các nhà khoa học bàn thảo năm 2014. Sau một hội thảo khoa học phân tích, luận bàn, rất nhiều ý kiến đồng tình, cùng ký vào biên bản gửi lên UBND TP Hà Nội. Tuy nhiên, từ đó đến nay ý tưởng và đề xuất này mới chỉ nằm trên bàn giấy. Đất thiêng Cổ Loa chủ yếu vẫn bị bao phủ bởi màn huyền tích, truyền thuyết về vua An Dương Vương với câu chuyện “Mỵ Châu – Trọng Thủy”. Trong khi đó, theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc – Phó Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam: “Ngô Quyền mới là người hoàn thiện sự nghiệp dựng nước của An Dương Vương”. Chính vì vậy, các nhà khoa học kêu gọi khẩn thiết tạo không gian thờ tự vua Ngô Quyền ở Cổ Loa. Các nhà khoa học gọi đó là không gian thiêng của các lễ hội.

Việc xây dựng đền thờ Cổ Loa đang khá thông thoáng cả trong quy hoạch và vị trí dự kiến. Tuy nhiên, trong lúc chờ có dự án xây dựng chính thức, GS sử học Lê Văn Lan cho rằng nên chọn đình Ngự Triều Di Quy (xóm Chùa, xã Cổ Loa) làm nơi thờ vua và tổ chức Lễ hội xưng vương Ngô Quyền. Phương án này cũng được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội chọn là phương án dự kiến trong đề cương Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô tại Cổ Loa.

Hội của dân hay của quan?

Một năm Hà Nội có hàng nghìn lễ hội, tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng nếu so với các địa phương khác thì Hà Nội chưa có lễ hội mang bản sắc riêng. Chính vì vậy, với đề xuất tổ chức quy mô cấp TP vào năm chẵn, cấp huyện vào năm lẻ, Lễ hội Ngô Quyền xưng vương đang được kỳ vọng sẽ có những đặc trưng riêng của Hà Nội. Trong lễ hội, phần lễ đặc biệt nhấn mạnh tái dựng màn xưng vương mở nước của vua Ngô Quyền, các nghi lễ rước, trò chơi đặc trưng thời kỳ ấy. Trong quá trình nghiên cứu lễ hội, vừa kế thừa các nghi thức trò chơi ở các điểm di tích thờ Ngô Quyền tại Hải Phòng và Đường Lâm (Hà Nội), nhưng cũng vừa có những nét riêng biệt để phù hợp với không gian, đặc điểm của vùng đất Cổ Loa.

Trong đề cương lễ hội được đưa ra bàn thảo tại tọa đàm ngày 3/10, đơn vị xây dựng đề cương chú trọng đến lễ khai mạc, lễ dâng hương và một vài nghi thức truyền thống được đề xuất nghiên cứu tái dựng trong phần lễ. Còn phần hội dự kiến là lễ đua thuyền trên sông Hoàng Giang, trò đấu kiếm, đấu vật… Ngay sau khi tiếp cận, GS.TS Bùi Quang Thanh – Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng đề cương mới dừng lại ở cuộc mít tinh do các cơ quan quản lý tổ chức, chưa khai thác sức mạnh cộng đồng, chưa nghĩ đến việc kết nối cộng đồng ở các cơ sở thờ tự địa phương.

Hơn nữa, trước ý kiến nghiêng về phương án tổ chức lễ hội vào ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm (một ngày sau Lễ hội Cổ Loa), các nhà khoa học yêu cầu Lễ hội Ngô Quyền xưng vương không được để những lễ hội khác làm lu mờ. Lễ hội Ngô Quyền mang tính kết nối, nâng tầm và hoàn thiện Lễ hội Cổ Loa như chính vai trò lịch sử của vua Ngô Quyền với đời vua An Dương Vương. Sau cuộc tọa đàm này, các cơ quan chức năng và các nhà khoa học sẽ tiếp tục đề xuất lên UBND TP Hà Nội nhanh chóng xây dựng đền thờ Ngô Quyền. trên cơ sở đó tiến tới tổ chức Lễ hội Ngô Quyền xưng vương.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Công an thành phố Thủy Nguyên điều tra, xác minh tin báo về cháu bé bị đối tượng lạ mặt đưa đi

Hồi 16h30' ngày 13/1/2025, Công an thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng nhận…

14/01/2025

Điện lực Hải Phòng: Tổng doanh thu sản xuất kinh doanh năm 2024 đạt 17.730,57 tỷ đồng

Chiều 13/1, tại Khách sạn Điện lực (quận Đồ Sơn), Công ty TNHH MTV Điện…

13/01/2025

Trao 400 suất quà, chăm lo Tết cho người yếu thế

Chiều 13-1, tại UBND quận Hải An, Hội Chữ thập đỏ thành phố phối hợp…

13/01/2025

Thí điểm lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không là đảng viên

Chính phủ yêu cầu xem xét thí điểm thuê các giám đốc điều hành của…

13/01/2025

18 Địa điểm cửa hàng bán pháo hoa Bộ Quốc phòng tại Hải Phòng

Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (còn gọi là Nhà…

13/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More