Kinh tế

Hộ dùng nhiều điện phải trả thêm hơn 55.000 đồng sau khi EVN tăng giá điện

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có Quyết định số 1416 ngày 8.11.2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 9.11.2023. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,5% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện lần này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.

EVN chính thức tăng giá điện từ ngày 9.11. Ảnh: EVN.

Phân tích tác động của giá điện đến các hộ tiêu dùng điện, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, giá bán lẻ điện cao nhất của nhóm đối tượng khách hàng sinh hoạt sẽ lên tới mức 3.151 đồng/kWh theo biểu giá 6 bậc.

Cụ thể như sau: Bậc 1 cho kWh từ 0-50, giá bán điện điều chỉnh 1.806 đồng/kWh; bậc 2 cho kWh từ 51-100 là 1.866 đồng/kWh; bậc 3 cho kWh từ 101-200 là 2.167 đồng/kWh; bậc 4 cho kWh từ 201-300 là 2.729 đồng/kWh; bậc 5 cho kWh từ 301-400 là 3.050 đồng/kWh; bậc 6 cho kWh từ 401 trở lên là 3.151 đồng/kWh.

Với việc tăng giá bán lẻ điện lần này, ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng,

Số hộ tiêu dùng từ 0-50 kWh sẽ tăng thêm 3.900 đồng;

Số hộ tiêu dùng từ 51-100 kWh sẽ tăng thêm 7.900 đồng;

Số hộ tiêu dùng đến từ 101-200 kWh sẽ tăng thêm 17.200 đồng;

Số hộ tiêu dùng đến từ 201-300 kWh sẽ tăng thêm 28.900 đồng;

Số hộ tiêu dùng từ 301-400 kWh sẽ tăng thêm 42.000 đồng;

Số hộ tiêu dùng từ 401 kWh trở lên sẽ tăng thêm 55.600 đồng.

Phân tích tác động của việc tăng giá điện đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ tùy thuộc vào hành vi sử dụng điện của khách hàng và tỉ lệ sử dụng điện trong tổng chi phí giá thành của doanh nghiệp, ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết,

Khách hàng kinh doanh dịch vụ (có 547 nghìn khách hàng): Sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 230.000 đồng/tháng;

Khách hàng sản xuất (có 1.909 nghìn khách hàng): Sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 432.000 đồng/tháng;

Khách hàng hành chính sự nghiệp (có 681 nghìn khách hàng): Sau khi thay đổi giá trung bình mỗi tháng sẽ trả thêm tiền điện là 90.000 đồng/tháng.

Theo số liệu thống kê, năm 2022 cả nước có trên 1,27 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện theo chủ trương của Chính phủ.

Các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội tiếp tục được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 28 ngày 7.4.2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, hộ nghèo được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.

Hộ chính sách xã hội có lượng điện sử dụng không quá 50 kWh/tháng được hỗ trợ với mức hỗ trợ hàng tháng tương đương số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.

Cường Ngô

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More