Hàng nghìn tỉ chênh lệch tại các dự án ODA bị kiểm toán phát hiện

Kết quả kiểm toán 9 chương trình, 23 dự án, Kiểm toán nhà nước (KTNN) đã kiến nghị xử lý tài chính 21.725 tỉ đồng. Thu hồi nộp Ngân sách nhà nước (NSNN) 293 tỉ đồng; giảm thanh toán 1.048 tỉ đồng; xử lý khác 20.383 tỉ đồng.

KTNN mới đây đã công bố báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán 2018, trong đó có các dự án sử dụng vốn ODA.

Kiểm toán chỉ ra rằng, các dự án sử dụng vốn ODA có hiệu quả sử dụng chưa tương xứng, chất lượng công trình chưa cao, công nghệ chưa thực sự tiên tiến, chưa tương xứng với nguồn lực đầu tư; các định mức, đơn giá vật tư đặc thù quá cao, tổng mức đầu tư thay đổi nhiều lần, giải ngân chậm. Cụ thể:

Việc đàm phán, ký kết Hiệp định vay vốn gặp những ràng buộc bất lợi dẫn đến phải chỉ định thầu cho nhà thầu nước ngoài như Dự án Cát Linh – Hà Đông phải chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc 13.751 tỉ đồng chiếm 77% tổng mức đầu tư (TMĐT).

Việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ bên cho vay như Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên: Sử dụng hàng hoá, dịch vụ có nguồn gốc từ Nhật Bản từ 30% trở lên, nhà thầu chính phải là nhà thầu Nhật Bản.

Các dự án sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí cao.

Điển hình như Dự án đầu tư tuyến đường nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình sử dụng tư vấn quốc tế với chi phí gấp 8,5 lần tư vấn trong nước;

Dự án ĐTXD cầu Vĩnh Thịnh trên QL2C gấp 7,8 lần; Dự án Vrampgấp 7 lần; Dự án Cải thiện môi trường nước TP.Hồ Chí Minh, lưu vực Kênh Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ, giai đoạn 2 gấp 10 lần; Dự án ĐTXD tuyến Lộ Tẻ – Rạch Sỏi gấp 11 lần…

Kiểm toán nhà nước cũng chỉ ra rằng, các dự án ODA chưa có quy định cụ thể về mức lương, nhu cầu, mức độ cần thiết trong việc thuê chuyên gia tư vấn quốc tế, trong khi chi phí này rất lớn.

Cụ thể, chuyên gia tư vấn thiết kế 20.000-25.000USD/tháng, chuyên gia trong nước trung bình 2.000USD/tháng.

Nhiều dự án điều chỉnh quy mô, giá trị điều chỉnh lớn so với phê duyệt lần đầu.

Theo đó, Bộ GTVT có 27/42 dự án điều chỉnh tăng TMĐT 122.352 tỉ đồng và 97,27 triệu USD. Dự án nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh: Điều chỉnh 03 lần, tăng 6.812 tỉ đồng (tương đương 275,61%) so với TMĐT ban đầu.

Dự án thành phần 1, 2, 3 thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng Mê Kông điều chỉnh TMĐT tăng 3.000 tỉ đồng. Dự án Thủy điện Huội Quảng điều chỉnh 02 lần, tăng TMĐT 5.768 tỉ đồng (tương đương 58,9%).

Dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Suối Tiên điều chỉnh tăng TMĐT 29.937,6 tỉ đồng (tương đương 172,2%).

Một số vấn đề khác của các dự án ODA cũng được kiểm toán chỉ ra như: thanh toán phần nội tệ bằng tiền nước ngoài làm tăng chi phí; phê duyệt văn kiện còn hạn chế phải hủy bỏ hoặc giá trị thực hiện thấp và phải điều chỉnh bổ sung Hiệp định; phê duyệt, sử dụng vốn vay chi thường xuyên…

Phạm Dung Theo Báo Lao động

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

Bí thư Thành ủy thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Hải Phòng nhân dịp Lễ Thiên Chúa giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

20/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More