Hàng nghìn chiếc chân gà nổi lềnh phềnh trên mặt sông Đa Độ: Đã tiến hành thu gom, tiêu hủy theo quy định

Mấy ngày nay, trên 1 số trang facebook cá nhân và các hội nhóm có đăng video phản ánh tình trạng trên mặt sông Đa Độ đoạn thuộc khu vực thôn Đại Điền, xã Tân Viên, huyện An Lão, phát hiện hàng trăm nghìn chiếc chân gà bị đổ xuống sông, nổi lều phều, bốc mùi hôi thối…gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Qua khảo sát thực tế tại thôn Đại Điền, xã Tân Viên, huyện An Lão, nhóm phóng viên Báo ANHP đã tận mắt chứng kiến những chiếc chân gà bị trôi dạt vào bờ sông Đuống đang bốc mùi hôi thối, nhiều người dân nhăn mặt, bịt mũi khi đi qua đây.

Chân gà nổi trắng cả mặt sông theo phản ánh của người dân.

Ông Quách Văn Khuê, thôn Đại Điền, cho biết: Trước đây, con sông Đa Độ đoạn chảy qua xã Tân Viên rất sạch. Nhà tôi ngay sát mé sông, vài ba ngày trước chính mắt tôi còn nhìn thấy 4 xe ô tô không biết ở đâu đến đổ chân gà thẳng xuống lòng sông này. Đợt này, thời tiết nắng nóng, chân gà đổ xuống sông quá nhiều, không phân hủy kịp nên bốc mùi khó ngửi…

Bà Phạm Thị Lơi, cùng thôn Đại Điền, xã Tân Viên, lo lắng cho biết: Khoảng 3 ngày nay, người dân ở đây đã thấy hàng nghìn chiếc chân gà nổi trắng cả mặt sông Đa Độ, theo dòng nước đọng lại nhiều ở đoạn sông từ Cầu Sẽ đến Cống Ba Cửa.

Chân gà chết thối vừa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cho người già, trẻ nhỏ trong làng. Rồi ngộ nhỡ gà mắc dịch vi rút chết thì phát tán lây lan ra diện rộng lại khổ người dân chăn nuôi gia cầm ở vùng này…

Số ít chân gà còn sót lại.

Theo thông tin từ phía người chăn nuôi ở địa phương, dọc 2 bên sông Đa Độ thuộc huyện An Lão có cả chục hộ chăn nuôi gà với quy mô lớn. Hiện tại đang mùa nắng nóng, đàn gà dễ xảy ra dịch bệnh chết lả tả từ tết đến giờ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế của người dân.

Để làm rõ những thắc mắc của người dân, chúng tôi đã đến làm việc với ông Lương Đăng Trình – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Viên, huyện An Lão, thì được biết: Ngay khi nhận được phản ánh của người dân, chính quyền xã và các phòng, ban chức năng của huyện An Lão gồm Phòng Tài Nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thú y và chính quyền xã Tân Viên đã xuống hiện trường ghi nhận sự việc và tìm hiểu nguyên nhân.

Qua đó, đoàn công tác xác nhận sự việc người dân phản ánh là có thật. Nguyên nhân được xác định là do một số hộ nuôi cá thuộc xã Mỹ Đức, huyện An Lão, có thu mua chân gà làm thức ăn cho cá, sau đó đổ thẳng xuống sông. Tuy nhiên, do thức ăn quá nhiều, không tiêu thụ hết nên thối rữa nổi trên mặt sông gây nên tình trạng như trên.

Chiều ngày 20-7, Chính quyền xã Tân Viên kết hợp với Ban quản lý sông Đa Độ và các phòng, ban chức năng huyện An Lão đã yêu cầu các hộ dân nuôi cá xã Mỹ Đức tổ chức vớt, thu gom và tiêu hủy toàn bộ số chân gà nổi trên mặt sông đảm bảo vệ sinh môi trường. Việc thu gom và tiêu hủy số chân gà trên đã được hoàn tất ngay chiều ngày 20-7.

Tuy nhiên, qua sự việc trên nhận thấy các cơ quan chức năng huyện An Lão, chính quyền địa phương xã Tân Viên và Ban quản lý sông Đa Độ cần quản lý địa bàn chặt chẽ hơn nữa và có chế tài xử lý nghiêm đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường tại địa phương.

Thái Bình

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Trường Đại học Y dược Hải Phòng công bố điểm sàn 2024

Điểm sàn xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 Trường Đại học…

20/07/2024

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong…

19/07/2024

Thông qua 34 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 18 HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026

Sau 3 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao;…

19/07/2024

Chữa bệnh tâm thần: Nói không với cúng bái

Khoảng 50% số người bệnh từng chữa bệnh tâm thần bằng... cúng bái. Đó là…

19/07/2024

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương,…

19/07/2024

Nhân dân luôn ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

Sau khi Bộ Chính trị thông báo về tình hình sức khỏe của đồng chí…

19/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More