Hơn 41 triệu tài khoản Facebook, gồm tên tài khoản, quê quán, nơi làm việc, thông tin về gia đình, sở thích… được rao bán trên diễn đàn R (viết tắt). Diễn đàn này, là nơi chuyên rao bán các gói thông tin cá nhân người dùng Internet trong nhiều năm qua. Trong đó, không ít lần các gói dữ liệu của người dùng Internet tại Việt Nam bị rao bán là tài khoản người dùng mạng xã hội, tài khoản game thủ, tài khoản ứng dụng, thông tin khách hàng của một số chuỗi bán lẻ…
Theo ông Ngô Tuấn Anh – Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav, nhiều thông tin tài khoản Facebook của người dùng bị phát tán và rao bán trên mạng trong thời gian qua là những thông tin công khai. Cụ thể, rất nhiều người dùng Facebook, có thể do chủ quan hay lơ là, hoặc do không rành rẽ nên chưa cấu hình lại trên tài khoản, để các thông tin thông thường ở chế độ công khai. Khi đó, hacker hoặc các đối tượng chuyên thu thập dữ liệu trên mạng chỉ cần dùng công cụ quét qua là có thể lấy được.
Song cũng có nhiều trường hợp, các đối tượng giăng bẫy bằng các banner, website “ma” trên Internet với chiêu thức là các chương trình tặng quà, đăng kí bốc thăm trúng thưởng… để thu thập dự liệu từ những người tham gia. Trong trường hợp này, thông tin, dữ liệu người dùng có thể gồm cả tên tuổi, số điện thoại, email; hoặc thậm chí cả địa chỉ nơi ở, số chứng minh nhân dân…
Tình trạng xâm phạm, mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân tràn lan nhưng số trường hợp phát hiện ra thủ phạm để xử lí hiện còn rất hạn chế. Theo các cơ quan chức năng, qua công tác rà soát đã phát hiện hơn 60 cá nhân và tổ chức liên quan đến việc mua bán, sử dụng dữ liệu cá nhân trái phép. Tuy nhiên, số trường hợp bị xử lí và công khai để răn đe dường như rất ít.
Chính vì việc xử lí chưa nghiêm, thiếu các chế tài đủ mạnh, nhiều thủ phạm vẫn tiếp tục ngoài vòng pháp luật sống bằng nghề xâm phạm và mua bán dữ liệu cá nhân, cho nên thị trường này vẫn sôi động trên mạng.
Con số 41 triệu thông tin tài khoản Facebook, chiếm gần 2/3 tổng số tài khoản Facebook của người dùng tại Việt Nam hiện nay. Theo ông Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, những thông tin được bán theo mớ, theo gói như thế thường có một tỉ lệ không nhỏ là các dữ liệu trùng lắp, không chính xác, hoặc không sử dụng được… Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn chấp nhận mua về, sàng lọc lại để đưa vào phục vụ cho việc kinh doanh. Vì so với việc họ tự cất công đi thu thập vẫn tiện lợi hơn rất nhiều.
Ở nhiều quốc gia phát triển, việc mua bán thông tin, dữ liệu cá nhân được thực hiện đa phần trên các “web đen” (darkweb) với việc chấp nhận các bên tham gia thương vụ ẩn danh. Còn tại Việt Nam, việc rao bán dữ liệu cá nhân hầu hết được công khai trên Internet, thậm chí đối tượng còn để lại cả số điện thoại để liên hệ. Thế nhưng trên thực tế, thủ phạm vẫn mờ mịt cho dù tình trạng mua bán dữ liệu cá nhân trái phép thì không hề giảm.
THẾ LÂM
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More