Là địa phương được xác định “đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững…“, việc Hải Phòng chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là yêu cầu tất yếu khách quan, ông Dương Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng đã nhận định.
Kết quả bước đầu
Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Xây dựng Hải Phòng là trung tâm kinh tế phía Bắc, thành phố thông minh, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh; phát triển công nghệ mới, nhất là công nghệ 4.0 và nền kinh tế số. Hải Phòng phải là một trong những thành phố đi đầu trong nền kinh tế số của Việt Nam, với quy mô phát triển ngang tầm với các thành phố lớn trong nước và trong khu vực“.
Thấy rõ vai trò của việc chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho các thành phần, các tầng lớp dân cư đã được thành phố Hải Phòng triển khai tích cực. Nhận thức của người dân về cách mạng công nghiệp lần thứ tư được nâng cao.
Hải Phòng đã ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất và đời sống.
Trên địa bàn thành phố đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sử dụng các dây chuyền công nghệ thiết bị tự động hóa; robot, máy móc thiết bị điều khiển số, công nghệ thiết kế, chế tạo với sự trợ giúp của máy tính, thiết bị điều khiển tự động như Tổ hợp sản xuất ôtô Vinfast (Tập đoàn Vingroup), Công ty Trách nhiệm hữu hạn GE Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn EBA, Công ty Rorze Robotech, Công ty LG Electronics, LG Display…
Tuy nhiên, Hải Phòng chưa hình thành được các ngành kinh tế mới dựa trên các “điểm bùng phát” của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Cùng đó, Hải Phòng đã có hệ thống các cơ chế, chính sách của Trung ương và thành phố làm tiền đề cho hành lang pháp lý để tiếp cận cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tuy vậy, quá trình phát triển hiện nay đòi hỏi cần phải liên tục bổ sung các thể chế, cơ chế, chính sách mới, tiên tiến, năng động và phù hợp.
Hải Phòng có hạ tầng công nghệ thông tin tương đối tốt, tỷ lệ nguồn nhân lực có học vấn cao và trẻ tuổi. Đây là các yếu tố rất quan trọng để tiếp cận thành công cách mạng công nghiệp lần thứ tư…
Từ thực tế cho thấy, tuy đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhưng về cơ bản, Hải Phòng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với điểm xuất phát tương đối thấp cả về năng lực nội tại, vốn đầu tư cũng như trình độ phát triển của thị trường. Đây là những thách thức vô cùng lớn để thực hiện các nhiệm vụ đưa Hải Phòng trở thành trọng điểm kinh tế của cả nước.
Tiếp cận thành công Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Theo ông Dương Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hải Phòng, với quyết tâm cao của lãnh đạo thành phố, sự nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp và mỗi người dân, Hải Phòng hoàn toàn có thể tiếp cận thành công Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để làm được điều này, thành phố cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến thông tin, cập nhật tri thức nhằm nâng cao nhận thức các cấp ủy đảng, chính quyền, của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Phải xác định nội dung cốt lõi chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực và chuyển đổi số, trọng tâm là chuyển đổi số nền kinh tế, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số.
Cùng đó, thành phố Hải Phòng chú trọng xây dựng, hoàn thiện một số cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số, đặc biệt chú trọng các lĩnh vực khởi nghiệp dựa trên đổi mới, sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu khoa học; chuyển giao, ứng dụng, đổi mới, làm chủ và phát triển công nghệ; đổi mới sáng tạo; phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế, ngành nghề kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số.
Hải Phòng mạnh dạn thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vốn chưa có tiền lệ nhưng khả năng phát triển tốt, góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng; thử nghiệm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm, công nghệ, mô hình kinh doanh mới.
Thành phố đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu bảo đảm hạ tầng kỹ thuật cho tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiệu quả, đặc biệt là hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin theo định hướng tập trung, đồng bộ và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, đủ điều kiện để đáp ứng hoạt động chỉ đạo, điều hành của hệ thống Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp.
Hải Phòng tập trung phát triển một số ngành ưu tiên có thế mạnh, có mức độ sẵn sàng cao góp phần đổi mới mô hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, chế tạo thông minh, logistics, tài chính-ngân hàng, thương mại điện tử; nông nghiệp số, du lịch số, y tế, giáo dục và đào tạo…
Kết hợp hài hòa giữa các công nghệ truyền thống với các công nghệ mũi nhọn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; ứng dụng các xu thế lớn biến đổi công nghệ trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển các ngành kinh tế có thế mạnh của thành phố như công nghiệp chế tạo, dịch vụ, nhất là dịch vụ logistics, vận tải biển và ngân hàng.
Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo để tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư một cách hiệu quả; phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu.
Thành phố tập trung xây dựng nền hành chính hiện đại với trọng tâm là xây dựng chính quyền điện tử trong đó có cập nhật các quan điểm và nhiệm vụ giải pháp tiếp cận, ứng dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và kinh nghiệm thực tiễn của các nước trên thế giới để từng bước xây dựng “Chính quyền số“, bước phát triển cao của chính quyền điện tử, đáp ứng yêu cầu của quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế và xã hội…
Với sức mạnh nội sinh của tinh thần đoàn kết, truyền thống đổi mới, sáng tạo, Hải Phòng hoàn toàn có thể tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hóa thành phố, nâng cao năng suất lao động; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao…
Phấn đấu đến năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á vào năm 2030./.
Đoàn Minh Huệ (TTXVN/Vietnam+)
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…
Chiều 10.1, Ban Tổ chức hội thi truyền thống Vật dân tộc thời Mạc lần…
Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More