Y tế

Hải Phòng: Sau COVID-19, trẻ mắc viêm phổi nhiều và nặng hơn

Khác với mọi năm, ngay giữa hè 2022, lượng bệnh nhi mắc viêm phổi nhập viện ở Hải Phòng tăng cao kèm theo triệu chứng nặng, khả năng phục hồi chậm và thời gian điều trị kéo dài hơn.

Theo báo cáo từ BV Trẻ em Hải Phòng, tính từ đầu tháng 6 đến hết tháng 7, toàn bệnh viện có khoảng 8.143 trẻ nhập viện, trong đó số trẻ mắc viêm phổi là 1.259 bệnh nhân, chiếm khoảng 15,5 %.

Bác sỹ Vũ Duy Hưng,Trưởng khoa Tự nguyện A, BV Trẻ em Hải Phòng thăm khám bệnh nhi bị viêm phổi.

Riêng tại Khoa Tự nguyện A, BV Trẻ em Hải Phòng, số bệnh nhân đang điều trị viêm phổi chiếm 90% trong tổng số bệnh nhân đang điều trị nội trú tại khoa. Đây được coi là sự khác thường so với mọi năm bởi thời điểm trẻ mắc viêm phổi thường rơi vào mùa ẩm ướt hoặc đông rét.

Tại buồng bệnh, bệnh nhi Đỗ Vân Anh, 3 tuổi ở Hoà Bình, Vĩnh Bảo sau 6 ngày điều trị đã có sự tiến triển. Trước đó, ngày 21/7 bệnh nhi Vân Anh nhập viện trong tình trạng ho nhiều, thở khò khè, co rút lồng ngực, ăn uống kém và được các bác sỹ khám, chẩn đoán viêm phổi nặng.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhi Phạm Xuân Anh, 3 tuổi ở Vạn Mỹ, Quận Ngô Quyền mắc viêm phổi với triệu chứng nặng hơn: sốt cao, ho nhiều. Khi thấy con ốm, gia đình đã tự mua thuốc giảm sốt, giảm ho cho con uống nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngày 20/7, gia đình đã chuyển bé vào viện trong tình trạng sốt cao 38,5 độ, rét run, họng đỏ tấy, thở nhanh, mạch tay rõ, viêm lợi. Sau khi khám, bác sỹ đã chẩn đoán bé bị viêm phổi nặng.

Nhiều gia đình tự điều trị ho, sốt cho con ở nhà không đỡ, khi vào viện trẻ đã trong tình trạng diễn biến nặng.

Theo chia sẻ từ gia đình bé Xuân Anh, tình trạng bệnh của bé diễn biến rất nhanh. Trong 2 ngày đầu, những triệu chứng trên không thuyên giảm. Sang ngày thứ 3, bé bắt đầu giảm sốt nhưng vẫn chưa dứt ho. Đến ngày thứ 6, bé đã cắt sốt, tỉnh táo và ăn được.

Bác sỹ CK2, Vũ Duy Hưng, Trưởng khoa Tự nguyện A cho biết: “Thường thì trẻ dễ mắc viêm phổi vào thời điểm giao mùa (mùa hoa sữa và hoa xoan) nhưng năm nay, ngay từ đầu hè, số trẻ nhập viện vì viêm phổi đã tăng đột biến. Triệu chứng viêm phổi ở trẻ có thể nhức đầu, ho, sốt rất nhẹ sau đó chuyển nặng nhanh chỉ trong 1-2 ngày. Hầu hết bệnh nhân khi được gia đình cho nhập viện đều trong tình trạng khò khè, khó thở, mệt mỏi kiểu hen mà tình trạng viêm phổi hen suyễn trước đây rất ít“.

Cũng theo BS Hưng, nếu trước đây trẻ từ 5-7 tuổi ít mắc viêm phổi thì bây giờ số bệnh nhân này lại nhập viện nhiều hơn. Qua thăm khám và điều trị, cho thấy hầu hết bệnh nhân ở độ tuổi này mắc viêm phổi đều từng trải qua nền bệnh mắc COVID-19. Vì thế, khi trẻ nhập viện đều có triệu chứng nặng, khả năng hồi phục chậm, thời gian điều trị cũng lâu hơn. Trước đây, một bệnh nhân mắc viêm phổi, thời gian điều trị chỉ mất 5-7 ngày là ra viện thì bây giờ phải mất 10 ngày, thậm chí có ca bệnh phải 15 ngày mới khỏi.

Các bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những triệu chứng sốt, ho, khó thở, thở nhanh, ăn uống kém… có thể là triệu chứng của viêm phổi cần sớm đưa trẻ đễn các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời tránh các biến chứng nặng dẫn đến thời gian điều trị kéo dài, gây nguy hiểm tới sức khoẻ trẻ em.

Mời quý vị xem thêm video dưới đây:

Minh Lý, Hải Yến

Tin khác

Thông tin về vụ cháy tại KCN Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương

Hồi 23h31' ngày 23/11/2024, Trung tâm 114 Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH nhận được…

24/11/2024

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More