Hải Phòng: Quy hoạch mạng lưới bến, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu phát triển

Dự kiến đến 2025, TP Hải Phòng sẽ có 18 bến xe khách với diện tích 29,02ha. Trong đó, xây dựng mới 7 bến; chuyển đổi công năng 3 bến phục vụ điểm đầu cuối xe buýt và bãi đỗ xe kết hợp với thương mại.

Còn nhiều bất cập

Những năm gần đây, TP Hải Phòng đang đối mặt với cảnh ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Các tuyến phố buộc phải thu hẹp vỉa hè để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Với loại hình vận tải hành khách đường bộ, hiện TP đang có nhiều bất cập do các bến xe như Lạc Long, Niệm Nghĩa, Cầu Rào vẫn nằm sâu trong nội đô. Chính vì điều này khiến tần suất phương tiện lưu thông trên các tuyến phố vô cùng lớn, mật độ phương tiện tại các tuyến đường trục kết nối với bến xe là rất cao. Tình trạng ùn tắc cục bộ, mất an toàn giao thông vẫn hiện hữu từng ngày đối với khu vực nội đô.

Bến xe Niệm Nghĩa nằm trong lộ trình di dời của TP.

Thống kê của Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, hiện vận tải hành khách đường bộ theo tuyến cố định là 41 đơn vị với 650 xe, 188 tuyến; vận tải hành khách theo hợp đồng là 156 DN, 660 hộ kinh doanh, 2.469 xe; xe buýt là 4 đơn vị với 80 xe, 8 tuyến; xe container là 1.474 đơn vị với 12.860 xe; xe tải 1026 đơn vị với 8.789 xe… Như vậy, Hải Phòng đã cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô cho 6.110 đơn vị và cấp 28.425 phù hiệu xe các loại.

Qua khảo sát khu vực nội thành, cảnh ùn tắc thường xuyên xảy ra tại một số tuyến đường như Trần Nguyên Hãn, Bạch Đằng, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Theo Sở Giao thông vận tải, tình trạng ùn tắc có nhiều nguyên nhân. Trong đó, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải chưa chú trọng đến đảm bảo trật tự giao thông; tình trạng “xe dù bến cóc” còn phổ biến; chế tài xử lý vi phạm giao thông chưa đủ mạnh, thiếu sức răn đe dẫn đến tình trạng thiếu tự giác chấp hành, cố tình vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô chưa hoàn thiện, chưa theo kịp thực tế.

Quy hoạch các bến xe là vô cùng cần thiết

Nghị quyết TP đã chỉ ra quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe tại Hải Phòng đến năm 2025 định hướng đến 2030. Theo đó, dự kiến đến 2025 Hải Phòng sẽ có 18 bến xe khách với diện tích 29,02ha. Trong đó, xây dựng mới 7 bến với diện tích 4,61ha; chuyển đổi công năng 3 bến xe khách phục vụ điểm đầu cuối xe buýt và bãi đỗ xe kết hợp với thương mại.

Đến 2030 sẽ hoàn thiện mạng lưới bến xe đồng bộ với kết cấu hạ tầng đô thị kết nối hợp lý với các phương thức vận tải khác. Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân với chất lượng ngày càng được nâng cao. Đến năm 2030 trên địa bàn TP Hải Phòng có tổng 21 bến xe khách với tổng diện tích 33,27ha.

Ông Khoa Năng Du – Viện trưởng Viện quy hoạch TP Hải Phòng nhận định: Đối với một đô thị hướng tâm thì lộ trình quy hoạch hạ tầng giao thông ở Hải Phòng là rất tốt. Ở các nước phát triển hệ thống bãi đỗ xe, bến xe liên tỉnh phần lớn nằm ở khu vực đường vành đai, Hải Phòng cũng đang đi theo định hướng chung đó.

“Nhìn tổng thể Hải Phòng là TP có 5 cửa ô, thì quy hoạch giao thông cũng được ví như 5 cánh hoa. Việc di dời các bến xe trung tâm ra ngoại ô là phù hợp, bởi giao thông ở Hải Phòng sẽ kết nối các quốc lộ, đường vành đai vào trung tâm TP và ngược lại. Điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qua các thời kỳ mang tính định hướng tổng thể phát triển không gian đô thị TP, đồng thời có tính kế thừa.

Quá trình lập, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có sự tham gia của các tổ chức tư vấn quốc tế, tư vấn trong nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cộng đồng dân cư… Quy hoạch phân khu có đề xuất các bến, bãi đỗ xe tại các quận, huyện như hiện nay là cần thiết vì số lượng xe ngày càng tăng”, ông Khoa Năng Du nói.

Cầu Hoàng Văn Thụ mới đi vào hoạt động tạo kết nối trung tâm TP với huyện Thủy Nguyên.HIện nay, TP Hải Phòng đã và đang triển khai hạ tầng giao thông tương đối tốt, đặc biệt là một số năm gần đây. Phải kể đến như: Nâng cấp cảng hàng không Quốc tế Cát Bi, cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (2 bến khởi động), đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, nâng cấp quốc lộ 5, quốc lộ 10…

Về giao thông đô thị, TP hoàn chỉnh mạng lưới đường phố chính theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây (đường Lê Hồng Phong, đường Hồ Sen Cầu Rào 2, đường trục chính đô thị WB, hệ thống các đường thuộc khu đô thị mới Bắc sông Cấm…Các nút giao thông khác mức như: Cầu vượt Lê Hồng Phong, cầu vượt Nguyễn Văn Linh, nút giao thông Nam cầu Bính…

Đặc biệt là xây dựng hệ thống các cầu kết nối liên khu vực, tỉnh thành: Cầu Đình Vũ Cát Hải, cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Đăng, cầu Hàn, cầu sông Hóa, và dự kiến đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi, cầu Tân Vũ Lạch Huyện 2,…

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More