Hải Phòng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

TP Hải Phòng đang huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực nông thôn, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo nên sức bật mới cho khu vực ngoại thành của thành phố Cảng.

Từ năm 2013 đến nay, thành phố xây dựng hơn 30 nghìn đoạn, tuyến đường giao thông; trong đó, nhân dân đóng góp hơn một nghìn tỷ đồng và hàng triệu ngày công lao động, hiến 4.148.855 m2 đất. Thành phố cũng đã xây mới nhiều công trình trường học, nhà văn hóa, chợ nông thôn, nhà máy nước mi-ni… Cùng với đó, các hạng mục hạ tầng luôn được cải tạo, nâng cấp đồng bộ. Sự thay đổi về cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội đã tác động tích cực đến đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn hiện đạt 50,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,6%.

Hải Phòng phấn đấu đến hết năm 2025, có bốn huyện đạt nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 2 đến 2,5 lần so với năm 2020. Thời gian tới, thành phố tiếp tục huy động các nguồn vốn để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, sẽ chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đây được xác định là những giải pháp đột phá của TP Hải Phòng nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

* Thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các sở, ngành chức năng đổi mới công tác tuyển sinh, đào tạo. Nhiều đơn vị quan tâm tổ chức hội nghị xúc tiến đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Các nhà trường chú trọng việc cung cấp thông tin về thị trường lao động cho phụ huynh, học sinh và người lao động. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp cùng UBND xã, đoàn thể và doanh nghiệp, tăng cường hoạt động tư vấn học nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là thanh niên, học sinh trung học phổ thông đã nghỉ học… Qua đó, đã giúp học sinh, sinh viên, người lao động trong tỉnh tìm được ngành nghề học phù hợp. Năm 2019, toàn tỉnh Tiền Giang đã tuyển sinh, đào tạo 12.090 học sinh, sinh viên; trong đó có 1.180 em đạt trình độ cao đẳng nghề, 1.910 em đạt trình độ trung cấp nghề, 9.000 học viên trình độ sơ cấp và đào tạo nghề dưới ba tháng.

Thời gian tới, tỉnh yêu cầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rà soát lại đội ngũ cán bộ, giáo viên, dựa trên định hướng phát triển của nhà trường, nhu cầu của người học và thị trường lao động để sắp xếp hợp lý ngành nghề đào tạo, cơ cấu lại đội ngũ giáo viên. Tỉnh cũng hỗ trợ giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo định hướng phát triển của nhà trường và yêu cầu của địa phương, đặc biệt là kỹ năng nghề, công nghệ thông tin và ngoại ngữ.

PV và TTXVN

Nguồn. Báo Nhân dân

Nguồn tin: Báo Nhân dân

Tin khác

Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu thông báo tìm chủ sở hữu

Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…

23/12/2024

Mức hỗ trợ di dời khẩn cấp với hộ dân chung cư cũ Hải Phòng

HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…

22/12/2024

Triển lãm “Vang mãi khúc quân hành” diễn ra đến hết ngày 27/12/2024

Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…

22/12/2024

Lễ công bố thương hiệu Ngôi Sao Hà Nội tại Hải Phòng

Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…

22/12/2024

Hải Phòng: Bất động sản Thủy Nguyên đếm ngược ngày “thăng hoa”

Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…

22/12/2024

Cơ bản hoàn thành đề án tinh gọn bộ máy trình Bộ Chính trị

Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…

21/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More