Hải Phòng: Nhiều biện pháp an toàn cho thành phố thông minh

Tại Hải Phòng, Sở Thông tin và Truyền thông vừa phối hợp cùng các bộ ngành liên quan, tổ chức Hội thảo chủ đề: An toàn thông tin (ATTT) cho thành phố thông minh. 

Tại hội thảo, đại diện các doanh nghiệp đã trình bày một số tham luận giới thiệu và tư vấn các giải pháp về bảo đảm ATTT mạng như: Công ty TNHH Fujitsu Việt Nam với giải pháp “An ninh thông tin với hạ tầng thành phố thông minh”; Công ty cổ phần Nam Trường Sơn – Hà Nội với giải pháp “Chủ động phòng chống, phân tích và ngăn chặn mã độc nâng cao, tấn công có chủ đích trong hệ thống công nghệ thông tin”; Công ty Synnex FPT Distribution với giải pháp “Nền tảng bảo mật thông minh cho các nguy cơ của tương lai”…

Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Minh Tiến cho biết: Tại Việt Nam, đã có hơn 316.000 camera giám sát được kết nối và công khai trên mạng Internet, trong đó có khoảng 147.000 thiết bị (chiếm 65%) đang tồn tại những lỗ hổng đã biết có nguy cơ có thể bị hacker khai thác tấn công mạng hoặc đã bị tấn công, chiếm quyền điều khiển.

Ý kiến từ Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) thẳng thắn đưa ra các giải pháp giảm thiểu sự rủi ro trong vấn đề bảo đảm ATTT. Cảnh báo với nhà cung cấp thiết bị cần loại bỏ những kết nối thiết bị ngoại vi không cần thiết, thường xuyên rà soát lỗ hổng OS, Web, Apps; nâng cấp kịp thời thông qua các bản vá. Còn với các doanh nghiệp, tổ chức phải lên kế hoạch triển khai, đánh giá những rủi ro từ thiết bị, hệ thống sẽ triển khai từ đó tìm kiếm các sản phẩm, đối tác tránh những rủi ro về an ninh mạng. Đặc biệt, các doanh nghiệp, tổ chức cần xây dựng trung tâm điều hành an ninh mạng giúp phát hiện sớm, phân tích, ứng phó, báo cáo các mối đe dọa an ninh mạng trong tổ chức doanh nghiệp…

Để thúc đẩy công tác đảm bảo ATTT, Phó cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn công tác đảm bảo an toàn thông tin; xây dựng lộ trình chiến lược phát triển nền tảng IoT quốc gia; xây dựng hành lang pháp lý bảo đảm an toàn thông tin theo hướng tiêu chuẩn, quy chuẩn hóa và thực thi kiểm định… Đối với người sử dụng phải cân nhắc khi mua sắm thiết bị IoT, thường xuyên thay đổi mật khẩu, thiết lập quy trình cập nhật cho thiết bị IoT hoặc thay thế nếu bắt buộc.

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình nêu rõ: TP cảng Hải Phòng đang hướng tới xây dựng chính quyền điện tử để phục vụ cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới xây dựng 1 thành phố thông minh với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc bảo đảm ATTT nói chung và bảo đảm ATTT mạng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố nhấn mạnh nếu không làm tốt việc bảo đảm ATTT sẽ ảnh hưởng đến bí mật nhà nước, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như quyền lợi, lòng tin người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, yêu cầu sớm nghiên cứu về hộp công nghệ IoT vào chương trình hành động, để thành phố biển sớm trở thành thành phố an toàn và thông minh bên cạnh các hoạt động phát triển du lịch kinh tế-xã hội.

Lê Hiệp

Nguồn. Báo Du lịch

 

 

Nguồn tin: Báo Du lịch

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More