Đây là chương trình thí điểm cấp thuốc Methadone cho người bệnh mang về sử dụng, được thực hiện tại một số cơ sở điều trị của các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và thành phố Hải Phòng. Người bệnh khi được xét chọn sẽ không cần đến cơ sở y tế uống thuốc hàng ngày mà được cơ sở y tế cấp từ 1 đến tối đa 6 ngày thuốc mang về. Số ngày thuốc Methadone được mang về mỗi lần sẽ tăng dần hàng tháng, tùy thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh trong quá trình uống thuốc.
Người được thực hiện cấp Methadone nhiều ngày phải đạt được liều điều trị duy trì từ 2 tháng trở lên, không sử dụng thêm chất dạng thuốc phiện hoặc các loại ma túy khác, hoặc vi phạm quy định của cơ sở điều trị Methadone, không bỏ liều điều trị Methadone trong 2 tháng gần đây. Phải có nơi bảo quản thuốc an toàn (như hòm/tủ có khóa…) và đủ một số điều kiện về sức khỏe khác.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Đức Mạnh, Phó Cục Trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS cho biết: trên thế giới, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đang được coi là giải pháp ưu việt nhất, đã được triển khai từ năm 1965 và mở rộng ra trên 80 quốc gia. Tại Việt Nam, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone đã được triển khai từ năm 2008. Tính đến nay, cả nước có hơn 52.000 người bệnh đang được điều trị Methadone ở hơn 330 cơ sở điều trị tại 63 tỉnh/thành phố. Độ bao phủ của chương trình đã đạt tới 28% tổng số người nghiện các chất dạng thuốc phiện, tỷ lệ tuân thủ điều trị sau 6 tháng đạt tới 83%, được đánh giá xếp loại tốt (theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới là 80%).
Việc cho người bệnh mang thuốc Methadone về nhiều ngày sẽ giảm thời gian đi lại, giảm chi phí liên quan đến đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh được tiếp cận, duy trì và tuân thủ điều trị mà vẫn đảm bảo thời gian cho công việc, sinh hoạt, từ đó giúp cải thiện việc điều trị cho người bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng sự hài lòng của bệnh nhân và gia đình đối với cơ sở điều trị Methadone. Việc cấp thuốc Methadone cho người bệnh mang về cũng rất có ý nghĩa trong tình hình nhiều dịch bệnh mới nổi như COVID-19, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người bệnh và hoạt động của cơ sở y tế nhất là khi người bệnh bị cách ly hay cơ sở điều trị Methadone bị phong tỏa do dịch bệnh.
Cùng trong sáng nay, chương trình được khởi động tại thành phố Hải Phòng và hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Trong đó, chương trình sẽ triển khai thí điểm tại một số điểm thuộc 3 địa phương này. Riêng tại thành phố Hải Phòng sẽ triển khai tại 5 quận/huyện Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An và Thủy Nguyên.
Hồng Nhung/Cổng Thông tin điện tử thành phố Hải Phòng
Chiều 25/11, Sở Văn hóa và Thể thao họp Ban Tổ chức Giải Shuffle Dance,…
Chiều 25/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức Hội…
Chiều 25/11, tại Sân vận động Trường Đại học Hàng hải, Sở Văn hóa và…
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More