Theo quy hoạch TP Hải Phòng năm 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, trong bản dự thảo lấy ý kiến cộng đồng, Hải Phòng dự kiến xây mới 4 tuyến đường sắt quốc gia; 4 tuyến đường sắt đô thị, trong đó có tuyến đi trên cao kết hợp đi ngầm qua khu vực Cảng hàng không Cát Bi.
4 tuyến đường sắt quốc gia
Cụ thể, về đường sắt quốc gia (ĐSQG), theo quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ có 4 tuyến đường sắt liên quan đến khu vực TP Hải Phòng.
Theo đó, xây mới tuyến đường sắt mới đường đôi, khổ 1.435mm Hà Nội-Hải Phòng. Tuyến chạy dọc tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Hải Phòng (phía nam đường cao tốc) đến ga Nam Hải Phòng kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và các khu bến cảng Đình Vũ, Nam Đồ Sơn, Lạch Huyện, dự kiến thực hiện năm 2030.
Xây mới đường sắt Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh là tuyến song song với đường bộ ven biển, dự kiến thực hiện năm 2030.
Nghiên cứu xây mới tuyến đường sắt nối đường sắt Yên Viên-Hạ Long đi cảng Lạch Huyện là tuyến phục vụ vận tải hàng hóa (qua thành phố mới Thuỷ Nguyên) khi có nhu cầu, dự kiến thực hiện năm 2030.
Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt hiện hữu trong tương lai khi hình thành tuyến đường sắt tốc độ cao/mới Hà Nội-Hải Phòng, nghiên cứu chuyển đổi tuyến hiện có thành đường sắt nội đô, kết nối với các tuyến đường sắt đô thị khác tại khu vực ga trung chuyển Hải Phòng, dự kiến thực hiện năm 2030.
Đường sắt ven biển Nam Định-Thái Bình-Hải Phòng-Quảng Ninh (bao gồm cả đoạn Nam Hải Phòng-Hạ Long) từng bước xây dựng các tuyến đường sắt kết nối vùng, liên vùng phù hợp nhu cầu từng giai đoạn, dự kiến thực hiện năm 2050.
4 tuyến đường sắt đô thị
Đối với đường sắt đô thị tại Hải Phòng, 4 tuyến đường sắt được đề xuất xây dựng nhằm kết nối các điểm thu hút (trung tâm hành chính mới phía bắc sông Cấm, khu trung tâm đô thị hiện hữu, trung tâm đô thị mới phía nam, trung tâm dịch vụ, cảng, khu công nghiệp, sân bay, khu thể thao…).
Cụ thể, gồm tuyến thẳng (M1) nối khu vực đô thị phía Bắc sông Cấm-Trung tâm đô thị hiện hữu-Trung tâm phát triển tập trung phía Nam.
Tuyến vòng (M2) nối Trung tâm phát triển tập trung phía Nam (CBD)-Đình Vũ-Khu đô thị hiện hữu-Khu vực đô thị mới phía Nam-Cảng hàng không Tiên Lãng-CBD.
Tuyến thẳng (M3) chạy theo hướng đông tây (phía bắc đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía tây với các khu vực phía nam (kết thúc tại tuyến M1).
Tuyến thẳng (M4) chạy theo hướng đông tây (phía nam đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), nối khu vực phát triển phía tây với khu vực CBD.
Dự thảo chỉ rõ đến năm 2030 Hải Phòng cần tập trung ưu tiên xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 do là tuyến có nhiều gắn kết thu hút quan trọng như khu Trung tâm hành chính phía bắc, khu Trung tâm hiện hữu và khu phát triển mới, khu vực Trung tâm tài chính thương mại (CBD) phía nam (trong tương lai).
Dự thảo đề xuất xây dựng tuyến đi trên cao kết hợp đi ngầm qua khu vực Cảng hàng không Cát Bi (toàn tuyến dài khoảng 20km với đoạn đi ngầm hai km. Giai đoạn đầu có thể thực hiện đoạn tuyến với điểm đầu tại phía bắc sông Cấm-cầu Nguyễn Trãi dự kiến, điểm cuối khu vực ga trung chuyển phía nam đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, chiều dài khoảng 12km).
Xây mới 2 tuyến đường bộ quy mô cao tốc và 4 tỉnh lộ
Theo quy hoạch TP Hải Phòng năm 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng dự kiến hoàn thiện tuyến đường ven biển cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng (CT.08) trước năm 2030; xây dựng mới 2 tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc và mở mới 4 đường tỉnh có tính chất liên kết các tỉnh lân cận,…
Bản dự thảo cũng lấy ý kiến cộng đồng về việc Hải Phòng dự kiến hoàn thiện tuyến đường ven biển cao tốc Ninh Bình-Hải Phòng (CT.08) trước năm 2030; xây dựng mới hai tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc và mở mới 4 đường tỉnh có tính chất liên kết các tỉnh lân cận,…
Xây dựng mới hai tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc
Cụ thể, Hải Phòng sẽ xây dựng, hoàn thiện hệ thống hành lang kết nối vùng, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, quốc lộ phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hai tuyến đường bộ với quy mô đường cao tốc (4-6 làn xe) được dự kiến xây dựng mới gồm: tuyến nối khu vực cảng Đình Vũ, cảng Lạch Huyện (đường Tân Vũ-Lạch Huyện) với Quốc lộ 18 và đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long nhằm khai thác, phát triển hành lang công nghiệp khu vực phía bắc, đặc biệt là gắn kết với hành lang khu công nghiệp hiện có trên Quốc lộ 18, cảng hàng không Nội Bài và cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Đường BN1, BN2).
Mở mới 4 đường tỉnh có tính chất liền kết tỉnh: Về đường tỉnh, Hải Phòng dự kiến nâng cấp, xây dựng hệ thống đường tỉnh đạt tối thiểu đường cấp III đồng bằng. Đối với các đoạn đi qua khu vực đô thị được xây dựng theo quy hoạch đô thị được duyệt, đảm bảo quy mô không nhỏ hơn quy hoạch này…
Vĩnh Quân
Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…
Sáng 19/12, theo thông tin từ UBND huyện An Dương, qua rà soát, đánh giá…
Sáng 19-12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân…
Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính…
Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị trực…
Chiều 18/12, UBND thành phố tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More