Print Thứ Bảy, 26/01/2019 16:53

Cuối năm 2017, UBND TP Hải Phòng ban hành kế hoạch về
xây dựng đô thị văn minh TP Hải Phòng. Theo đó, TP chọn ưu tiên đột phá về phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

Ông
NGUYỄN VĂN TÙNG, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng, đã nói như vậy trong cuộc trao đổi
với Tuổi Trẻ về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của TP.

* Thưa
ông, sự “đột phá” đó sẽ được thể hiện như thế nào?

– Hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành TP Cảng xanh,
văn minh, hiện đại theo tinh thần Kết luận 72 và Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị
về phát triển TP Hải Phòng trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại
hóa. 

Theo đó, TP nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây
dựng TP Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 để trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư đồng bộ hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế – xã hội TP, hoàn thiện tiêu chí đô thị loại I trung tâm
cấp quốc gia, hướng tới đô thị thông minh đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát
triển trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

TP Hải Phòng cũng sẽ chú trọng xây dựng nhà ở xã hội,
tái định cư; kiên quyết di dời các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng trong đô thị
vào các khu công nghiệp, khu kinh tế. 

Chú trọng đầu tư phát triển các khu công viên cây
xanh, dịch vụ vui chơi giải trí, tôn tạo và xây dựng một số công trình di tích
văn hóa – lịch sử, tượng đài.

Ông NGUYỄN
VĂN TÙNG, Chủ tịch UBND TP Hải
Ph
òng

Bên cạnh đó, tập trung đầu tư các lĩnh vực phát triển
hạ tầng giao thông, đô thị theo hướng đồng bộ với hệ thống kết cấu hạ tầng đô
thị và liên thông với mạng giao thông vùng, quốc gia. 

Tăng cường kết nối, phối hợp hiệu quả giữa các phương
thức vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không, đường thủy nội địa;
tăng cường năng lực vận tải, tiến tới xây dựng hạ tầng giao thông thông minh và
an toàn cao. 

Tiếp tục đầu tư cho y tế, giáo dục và đào tạo, khoa
học công nghệ tương xứng với vị thế trọng tâm vùng của TP.

Đồng thời, TP cũng khởi động đầu tư một số dự án hạ
tầng quan trọng, quy mô lớn, tạo nền tảng cho TP tiếp tục phát triển nhanh và
bền vững trong giai đoạn tiếp theo và cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông TP
vào năm 2025.

* Còn
sự “đột phá” hướng đến mục tiêu phát triển cho cả vùng và cả nước, tăng
cường liên kết với các địa phương trong khu vực thì sao, thưa ông?

– Hải Phòng là một trong số ít địa phương có đủ năm
loại hình giao thông cơ bản: đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường
hàng không và đường sắt. 

Việc đầu tư đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ
tầng trên địa bàn TP thời gian qua đã giúp cho kinh tế – xã hội của TP phát
triển vượt bậc. 

Điều này bắt nguồn từ các chính sách khuyến khích đầu
tư kết cấu hạ tầng có hiệu quả của TP.

Cụ thể, TP đã tập trung mọi nguồn lực từ ngân sách nhà
nước, từ trung ương tới TP cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đặc biệt là
các công trình trọng điểm, như: đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Tân Vũ
– Lạch Huyện, một số cầu, cảng hàng không quốc tế Cát Bi, một số dự án hạ tầng
khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải…

Ngoài ra, còn một loạt các công trình kết cấu hạ tầng
sử dụng nguồn vốn ODA như: dự án phát triển giao thông đô thị, cầu Bính, cầu
Rào 2, cầu Nguyễn Trãi…

TP cũng đã đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân
sách nhà nước thông qua việc khuyến khích các dự án đầu tư với hình thức hợp
tác công tư, các dự án FDI. 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó chú trọng rút
ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và giải quyết kịp thời các khó
khăn vướng mắc của nhà đầu tư… 

Nhờ đó, thời gian qua TP đã thu hút được nhiều nhà đầu
tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

* Việc
thu hút được nhiều nguồn vốn là do Hải Phòng đã có cơ chế hợp lý?

– Đúng vậy. Từ năm 2012 đến nay, Hải Phòng đã ban hành
và thực hiện nhiều cơ chế, chính sách huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng. 

Trong đó có phát hành trái phiếu chính quyền địa
phương giai đoạn 2015 – 2020 và phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu
chính quyền địa phương năm 2015 để đầu tư cho các dự án hạ tầng lớn.

Ngày 29-7-2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định quy
định một số cơ chế, chính sách tài chính, ngân sách đặc thù đối với TP Hải
Phòng. 

Bên cạnh việc huy động các nguồn vốn vay, TP đã thực
hiện nhiều giải pháp để đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý vốn
đầu tư công phục vụ phát triển kết cấu hạ tầng.

TP đã ban hành và áp dụng quy trình hợp lý, chặt chẽ
trong xác định chủ trương đầu tư, thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, đảm
bảo đúng các mục tiêu, định hướng, ngăn ngừa sự tùy tiện, chủ quan, duy ý chí
và đơn giản trong việc quyết định đầu tư.

Để tạo đột phá về đổi mới quản lý, sử dụng vốn đầu tư
công, TP đã chủ trương thực hiện việc phân cấp quản lý vốn đầu tư công đối với
các quận, huyện. 

Việc này vừa tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa
phương và góp phần chấm dứt cơ chế xin – cho, khắc phục tình trạng đầu tư dàn
trải, thiếu hiệu quả và các hiện tượng tiêu cực trong quản lý, sử dụng vốn đầu
tư công.

Tuổi trẻ 22/3/2018

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Hải Phòng đột phá hạ tầng để phát triển liên kết vùng
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác