Dự họp có đại diện các bộ ngành liên quan, lãnh đạo các tỉnh, thành phố được kiểm tra. Về phía thành phố Hải Phòng có Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông và Văn phòng UBND thành phố.
Thời gian qua, các địa phương đã tập trung triển khai các nhiệm vụ do Thủ tướng giao liên quan đến Chính phủ điện tử và cải cách thủ tục hành chính. Việc triển khai Chính phủ đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Các địa phương đã bắt đầu triển khai nền tảng chính quyền điện tử. Như Hải Phòng đã bố trí mỗi năm khoảng 20 tỷ đồng, Bắc Giang mỗi năm bố trí khoảng 60 tỷ đồng để hoàn thiện các hệ thống cốt lõi xây dựng chính quyền điện tử…
Các địa phương cũng đã hoàn thành việc kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia để triển khai gửi, nhận văn bản điện tử. Từ ngày 12/3 đến 20/8, đã có hơn 86.000 văn bản gửi và hơn 263.000 văn bản nhận qua trục liên thông.
Hầu hết trong số 353 thủ tục hành chính đã được các địa phương triển khai cung cấp trực tuyến theo quyết định của Thủ tướng, 91 thủ tục đang được các địa phương triển khai… Một số địa phương có số lượng hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 khá cao như Hải Phòng, Phú Thọ.
Các địa phương đã đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, như Bắc Giang đạt 100%; Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên cũng đạt gần 100%.
Công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính của các địa phương thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực, thể hiện qua việc cải thiện thứ bậc của các chỉ số, như chỉ số cải cách hành chính năm 2018, Hà Nội đứng thứ hai, Hải Phòng tiếp tục giữ vị trí tốp 5…
Các địa phương cũng phản ánh một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong triển khai Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính: việc chậm ban hành một số Nghị định về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu, về định danh và xác thực điện tử cho cá nhân, tổ chức; nhiều ứng dụng công nghệ thông tin còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; số hồ sơ trực tuyến phát sinh còn rất thấp, thậm chí có tỉnh không có hồ sơ phát sinh
Sau khi nghe ý kiến từ các địa phương, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – Tổ trưởng Tổ công tác nhấn mạnh yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ, công chức giỏi, chuyên nghiệp, có tâm huyết. Về thực trạng hạ tầng công nghệ không đồng bộ giữa các địa phương, Bộ trưởng cho rằng vẫn có cách xử lý thực trạng này, đó là theo hướng các doanh nghiệp đầu tư, nhà nước thuê lại, như vậy không cần đầu tư, không cần biên chế. Bộ trưởng lưu ý các địa phương cũng cần cân nhắc việc sử dụng các phần mềm như Zalo trong cung cấp dịch vụ công, nhất là về vấn đề an ninh, an toàn thông tin.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng lưu ý các địa phương không thể vì các lý do như bảo mật, an ninh, an toàn để không cải cách. Bộ trưởng nhấn mạnh, kết quả cải cách phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm, sự quyết liệt của lãnh đạo địa phương phụ trách lĩnh vực này.
Tổ trưởng Tổ công tác phê bình một số tỉnh chưa có thủ tục nào triển khai dịch vụ trực tuyến cấp độ 3, 4, đồng thời nhấn mạnh quan trọng hơn nữa là số lượng hồ sơ trực tuyến phát sinh, còn việc chỉ công bố thủ tục mà không có số hồ sơ phát sinh thì không có ý nghĩa. Một số tỉnh lại lấy lý do chưa phát sinh bất kỳ hồ sơ thủ tục hành chính trực tuyến cấp độ 4 nào là do tỉnh có diện tích nhỏ, người dân, doanh nghiệp đi tới các sở chỉ mất 30 phút. Về vấn đề này, Hải Phòng được nêu lên là một điển hình tốt khi phát sinh tới hơn 9.000 hồ sơ trực tuyến mức độ 4, hơn 21.000 hồ sơ mức độ 3.
Tổ trưởng Tổ công tác cho biết các ý kiến tại cuộc làm việc sẽ được tiếp thu, báo cáo đầy đủ tại phiên họp Chính phủ sắp tới.
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More