Bác sỹ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng khám chữa bệnh nhi
Hiện nay một số loại dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp vào những tháng đầu năm trên địa bàn thành phố. Trong những ngày Tết Nguyên đán, lượng người lưu thông trên địa bàn thành phố và từ các nơi đến vào mùa lễ hội rất lớn, vô tình mang mầm bệnh phát tán.
Bên cạnh đó, do thời tiết mưa ẩm dẫn đến mật độ lăng quăng và muỗi tăng cao nên nguy cơ truyền bệnh qua các véc tơ trung gian là rất lớn. Một số bệnh truyền nhiễm hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, biến đổi khí hậu… là những lý do làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh vào đầu năm 2019.
Theo báo cáo của Sở Y tế, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 1.037 ca mắc bệnh cúm, trong đó tháng 1 là 423 ca, tháng 2 là 614 ca. Qua điều tra, không có trường hợp nào có yếu tố dịch tễ liên quan đến cúm gia cầm.
Trong tháng 2-2019, Trung tâm y tế dự phòng đã lấy mẫu 2 trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương làm xét nghiệm, kết quả có một ca dương tình với virus cúm A/H5N1, một ca âm tính. Các ca bệnh không có yếu tố dịch tễ liên quan đến cúm gia cầm.
Đặc biệt, những bệnh truyền nhiễm lây lan đối với trẻ nhỏ được quan tâm kiểm soát, 2 tháng đầu năm đã ghi nhận 186 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó tháng 1 là 52 ca, tháng 2 là 134 ca. Các ca bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.
Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng xây dựng kế hoạch phòng chống dịch sởi; tổ chức tập huấn về công tác phòng chống dịch đối với cán bộ y tế tuyến thành phố, quận huyện. Ban hành các văn bản chỉ đạo các Trung tâm Y tế quận huyện tăng cường và củng cố hoạt động của BCĐ phòng chống dịch, chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trên địa bàn.
Chỉ đạo Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế các quận huyện tăng cường công tác tuyên truyền trong cộng đồng về các biện pháp phòng chống dịch và chủ động phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh truyền nhiễm gây dịch, như: cúm, sốt phát ban nghi sởi, thủy đậu, tay chân miệng, sốt xuất huyết…
Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế các quận huyện chủ động giám sát tại các cơ sở điều trị và tại cộng đồng, khi phát hiện cac ca nghi ngờ/ca bệnh truyền nhiễm phải tiến hành điều tra, xử lý cac ổ dịch triệt để. Đối với các ca bệnh có yếu tố dịch tễ, các ca bệnh nặng phải lấy mẫu gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương để làm xét nghiệm. Liên hệ chặt chẽ với Sở NN-PTNT trong việc trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm, chủ động phòng ngừa lây lan sang người.
Trung tâm Y tế dự phòng thành phố đã cấp phát đầy đủ cơ số thuốc chống dịch cho trung tâm y tế các quận, huyện và bệnh viện công trong thành phố. Lượng vắc xin chương trình và dịch vụ cũng đã được Trung tâm Y tế dự phòng thành phố phân bổ đầy đủ số lượng về các địa phương. Bên cạnh đó, đội cơ động từ thành phố đến xã, phường, thị trấn đã chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình dịch bệnh.
Bên cạnh việc tăng cường công tác giám sát phát hiện dịch bệnh, ngành y tế cũng đã lên phương án chủ động xử lý ổ dịch bệnh truyền nhiễm như sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết… Để hạn chế thấp nhất tình trạng bùng phát, lây lan dịch bệnh trong thời gian tới, ngành Y tế khuyến cáo, người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, không ăn tiết canh, không ăn gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm ốm, chết; không ăn các thực phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống chín. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán và các sản phẩm từ gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc…
HẢI HẬU
Ngày 25/11, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII…
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Trung ương tập trung cho ý kiến vào…
UBND thành phố vừa ban hành Chỉ thị 14/CT-UBND yêu cầu Sở Giáo dục và…
Nhằm ngăn ngừa tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Tổng cục Hải quan mới có Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cục Điều tra…
Tối 23-11, chung kết Nam vương Thế giới - Mr World 2024 diễn ra tại…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More