Hải Phòng muốn làm sân golf "không phải xin ý kiến Thủ tướng"

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiến nghị Chính phủ cho phép các địa phương chủ động triển khai thực hiện các dự án sân golf tại các vị trí không phải đất lúa, không phải đất rừng.

Ngày 4-7, tham gia Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, ở đầu cầu TP Hải Phòng, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đã kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề đang vướng mắc tại địa phương này.

Theo đó, ông Tùng kiến nghị Chính phủ phân cấp cho các địa phương chủ động giải quyết một số công việc để đẩy nhanh tiến độ. Đề nghị Chính phủ cho phép các địa phương chủ động triển khai thực hiện các dự án sân golf tại các vị trí không phải đất lúa, không phải đất rừng.

Ông Nguyễn Văn Tùng cho rằng việc cho phép địa phương chủ động triển khai sẽ giải quyết nhanh các đầu việc, nhằm phát triển kinh tế-xã hội.

Các địa phương đã kiến nghị lên Chính phủ nhiều nội dung quan trọng tại buổi họp trực tuyến – Ảnh: Quang Hiếu

Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cũng kiến chị Chính phủ cho phép địa phương phê duyệt các dự án ngoài ngân sách với tổng mức đầu tư trên 5.000 tỉ đồng. Đồng thời, cho phép các địa phương được phê duyệt các dự án đầu tư công với mức tổng đầu tư trên 1.500 tỉ đồng.

“Giao cho các TP lớn được chủ động chuyển đổi trên 10.000 ha đất lúa sang thực hiện các dự án công nghiệp không phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ”- ông Tùng nói và đồng thời, kiến nghị không khống chế diện tích đất lúa với các tỉnh có điều kiện phát triển công nghiệp.

Lãnh đạo TP Hải Phòng cũng phàn nàn về tiến độ triển khai dự án xây dựng nhà ga T2, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thực hiện đang chậm trễ, trong bối cảnh sân bay này đang quá tải. Do đó, ông Tùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo để AVC sớm triển khai.

Gửi kiến nghị tới Chính phủ, ông Tùng cho biết Hải Phòng cũng như một số địa phương khác đang vướng mắc trong việc sử dụng quỹ đất công để thanh toán cho các nhà đầu tư thực hiện dự án BT (Xây dựng – Chuyển giao). Theo ông Tùng, Nghị quyết của Chính phủ vừa ban hành đã tạo cơ sở cho các địa phương thanh toán đối với các dự án ký hợp đồng trước 1-1-2018, còn các dự án ký sau thời điểm này thì chưa thể thanh toán cho chưa có quy định cụ thể.

“Việc chậm thanh toán, địa phương sẽ phải chịu một phần lãi vay, nếu kéo dài thì thiệt hại mà TP Hải Phòng phải chịu là tương đối lớn”- ông Nguyễn Văn Tùng nhấn mạnh. Do đó, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết để sử dụng tài sản công thanh toán cho các chủ đầu tư thực hiện dự án BT ký sau thời điểm 1-1-2018.

Minh Chiến

Nguồn. Người Lao động

Nguồn tin: Người Lao động

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More