Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh, 2 bức ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đồ Sơn ngày 2-6-1955. Căn cứ theo mốc thời gian này, Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng cho rằng, hình ảnh này có thể được ghi lại trong lần thứ 2 Bác về thăm Hải Phòng cũng vào ngày 2-6-1955.
Trong cuốn sách “Hải Phòng làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Thành ủy Hải Phòng phát hành, NXB Hải Phòng xuất bản năm 2015, phần thứ nhất “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Hải Phòng” có ghi rõ về lần thứ 2 Bác thăm thành phố. Nội dung chi tiết trong cuốn sách như sau:
“Ngày 2-6-1955, chỉ 20 ngày sau giải phóng (13-5-1955, thành phố còn “ngổn ngang”, tình hình an ninh hết sức phức tạp nhưng Bác vẫn về thăm động viên đồng bào Hải Phòng. Sau khi thăm một đơn vị bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, 14 giờ 30 phút, Bác gặp gỡ và nói chuyện với 300 đại biểu cán bộ, đảng viên, nhân dân tại Nhà hát thành phố (Đồng chí Đỗ Mười, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Quân chính thành phố đón Bác).
Bác nêu rõ ý nghĩa lịch sử của việc giải phóng thành phố Hải Phòng và nói:”Từ lần gặp trước (20-10-1946) đến lần này, thấm thoắt đã 10 năm. Trong 10 năm ấy, biết bao nhiêu tình! Tuy xa cách nhau nhưng Đảng, Chính phủ và tôi luôn luôn nhớ đến đồng bào. Tôi thường nhận được thư của các cụ phụ lão, các cháu thanh niên, nhi đồng và của anh chị em công nhân Hải Phòng bí mật gửi lên Việt Bắc”. Bác giao nhiệm vụ cho các ngành, các giới:
– Bộ đội và công an phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, khinh địch, phải dựa vào lực lượng nhân dân, phải làm cho mỗi người dân hiểu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, thì có hàng triệu người làm tai mắt giúp công an, giúp bộ đôi. Bọn phá hoại không sao lọt dược tai mắt của nhân dân.
– Đồng bào phải đoàn kết chặt chẽ, thi đua tăng gia sản xuất để khôi phục kinh tế trở lại bình thường.
– Là giai cấp lãnh đạo cách mạng, là chủ lực sản xuất kinh tế, công nhân phải ra sức thi đua tăng năng suất, giữ gìn máy móc, bảo vệ xí nghiệp, thi hành đúng kỷ luật lao động. Đó là con đường đi đến cải thiện đời sống cho nhân dân và cho giai cấp mình.
– Nông dân thì thi đua tăng gia sản xuất nhiều lúa, nhiều khoai, để tiếp tế cho thành phố, cho xí nghiệp và bộ đội. Thế là đã ích nước lại lợi nhà.
– Anh em trí thức thì thi đua xây dựng lại nền văn hóa dân tộc của ta, tẩy trừ văn hóa trụy lạc của đế quốc, giáo dục con em trở thành những công dân tốt. Các thầy thuốc thì phải giúp đỡ nhân dân giữ gìn sức khỏe…
– Các nhà công thương thì thi đua kinh doanh, thi hành đúng chính sách kinh tế, tài chính của Chính phủ, góp phần vào khôi phục kinh tế nước nhà.
– Các cháu thanh niên thì phải xung phong trong mọi việc, sao cho xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà. Các cháu nhi đồng nên ngoan ngoãn, chăm học, siêng làm, giúp đỡ cha mẹ, thương yêu bạn bè.
– Tôi mong các cụ phụ lão dạy bảo, khuyến khích con cháu thi đua làm trọn nghĩa vụ (1)”.
Tiến sĩ Đoàn Trường Sơn cho biết, hiện 2 bức ảnh quý trên đang được Bảo tàng Hải Phòng lưu giữ để chuẩn bị trưng bày các chuyên đề về Bác Hồ với Hải Phòng phục vụ nhu cầu tìm hiểu của nhân dân và du khách./.
Báo Hải Phòng
Sáng 28/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ…
Chiều 27/11, tại vườn hoa Nguyễn Trãi, UBND thành phố Hải Phòng và Đại sứ…
Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…
Chiều 27/11, diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Sáng 27/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ thực địa kiểm tra tiến độ một số Dự…
Văn bản số 160/BC-STNTM của Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo về việc…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More