Kinh tế

Gỡ khó thủ tục thanh toán vé không dừng

Thực tế cho thấy những chiếc xe ô tô có dán thẻ định danh và có tiền trong tài khoản của chủ xe mỗi lần qua trạm thu phí đều thanh toán nhanh chóng, chỉ ít trường hợp dán thẻ định danh E-Pass bị lỗi, song nhìn chung những người lái xe có dán thẻ mỗi khi qua trạm đều rất hài lòng. Mặt khác, các chủ xe đều biết xe qua trạm nào, mức phí ra sao, tránh được tình trạng lái xe đi quốc lộ 5, nhưng xin lại cuống vé đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng để hưởng chênh lệch. Với những thuận lợi như vậy, UBND thành phố yêu cầu đến ngày 1/6/2022, các sở, ban, ngành và các quận, huyện phải chỉ đạo dán thẻ định danh đối với toàn bộ phương tiện ô tô và vận động cán bộ, nhân dân cùng dán thẻ định danh.

Tuy nhiên, sau thời gian thử nghiệm dán thẻ, vấn đề đặt ra là lái xe muốn thanh toán khoản phí đã nộp trên với cơ quan, đơn vị nơi công tác thì thực hiện như thế nào? Vướng mắc này đến nay vẫn chưa tháo gỡ, với lý do không có cuống vé hoặc hóa đơn. Về nguyên tắc, sau khi dán thẻ, cài ứng dụng và nạp tiền, mỗi khi xe qua trạm thu phí, hệ thống trên ứng dụng sẽ tự động trừ tiền và người theo dõi ứng dụng biết chắc chắn là xe có qua trạm thu phí, nhưng hiện nay không thể sử dụng tin nhắn trên ứng dụng để làm cơ sở thanh toán. Theo kế toán của một cơ quan trong thành phố, một tuần, có 3 lần xe đi công tác tại Hà Nội, tức là có 6 lượt đi về trên đường cao tốc, mỗi lượt phải trả phí 210.000 đồng, tổng cộng là 1.260.000 đồng. Toàn bộ số tiền này được trừ trong ứng dụng và báo qua tin nhắn, không phải là hóa đơn điện tử, không có cuống vé, nên không làm thủ tục thanh toán cho đúng với quy định chi của cơ quan. “Tình” ngay nhưng “” lại không đủ. Thế nên, xe tuy dán thẻ định danh, nhân viên kế toán vẫn phải báo lái xe đi vào làn một dừng để lấy cuống vé về thanh toán, còn đến khi nào chính thức thực hiện “không dừng” thì… tính tiếp.

Không chỉ kế toán trăn trở mà lái xe cũng rắc rối khi một số cơ quan, tuy xe có dán thẻ định danh của VECT, nhưng ứng dụng được cài vào điện thoại của… Trưởng phòng hành chính để thuận lợi trong theo dõi. Lái xe trước khi xuất phát phải hỏi Trưởng phòng hành chính xem tài khoản VECT còn tiền không mới đi, vì nhỡ khi qua trạm, tài khoản không đủ tiền lại sinh rắc rối, không qua được. Thậm chí còn bị phạt vì đi vào làn đường ECT!

Vì vậy, để thực hiện đồng bộ ECT, cần có thêm những điều kiện về pháp lý liên quan đến thủ tục về tài chính kế toán và thuận lợi nhất vẫn là hóa đơn điện tử. Trước mắt, các đơn vị thực hiện thu phí điện tử theo hình thức không dừng cần nhanh chóng bổ sung vào ứng dụng vé hoặc hóa đơn điện tử sau khi trừ tiền qua ứng dụng, đó là cơ sở để thực hiện các thủ tục thanh toán theo đúng quy định và vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia dán thẻ định danh nhiều hơn, thực hiện hiệu quả hơn, tránh tình trạng “tình ngay, lý gian”./.

Đức Phong

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng sẵn sàng cho Chợ Tết công đoàn quy mô lớn năm 2025

Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị…

10/01/2025

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu tiếp xã giao Đại sứ Cuba tại Việt Nam

Sáng 10/1, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…

10/01/2025

Tiếp nhận “Kiến nghị phản ánh về an ninh trật tự” trên ứng dụng VNeID

Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…

10/01/2025

Sắp đón không khí lạnh mạnh tăng cường, dự báo thời tiết xấu

Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…

10/01/2025

Bộ không cấm các trường kiểm tra đánh giá năng lực vào lớp 6

Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More