Văn hóa

Giới thiệu và tọa đàm về 326 hiện vật thuộc sưu tập cổ vật An Biên

Sáng 16/1, tại khu Vincom Lê Thánh Tông (Hải Phòng), Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cùng Sở Văn hóa và Thể thao thành phố phối hợp với Nhà sưu tập Trần Đình Thăng tổ chức giới thiệu và tọa đàm khoa học về bộ sưu tập cổ vật An Biên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam đến dự và tham quan triển lãm.

Sưu tập cổ vật An Biên gồm 326 hiện vật thuộc sở hữu của Nhà sưu tập Trần Đình Thăng đã được ban chuyên môn của Hội Di sản Văn hóa Việt Nam giám định với đủ loại hình, chất liệu, niên đại mang đậm phong cách dấu ấn đặc trưng mỗi giai tầng xã hội sử dụng trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh, kiến trúc, xây dựng; được chủ nhân sắp đặt, trưng bày thành 4 khu vực, gồm: cổ vật của nhà nước Đại Việt, đồ sứ Trung Hoa, cổ vật thời kỳ Bắc thuộc (10 thế kỷ đầu công nguyên), tượng Phật giáo.

Các đại biểu tham quan triển lãm.
Hiện vật được trưng bày bảo quản chu đáo.

Bộ sưu tập được giữ gìn, bảo quản chu đáo, cẩn thận trong nhiều thập kỷ. Theo đánh giá của các chuyên gia, bộ sưu tập cổ vật An Biên là một di sản lớn, có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học, thể hiện ở số lượng hiện vật, loại hình đa dạng, hình thức độc đáo, tính nguyên gốc và toàn vẹn.

Đây là sự kiện góp thêm minh chứng thực tế vùng đất Hải Phòng có lịch sử văn hóa lâu đời, với những người con biết trân quý giá trị căn cốt, tinh túy của tổ tiên, ông cha để lại, cùng gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Phát biểu tại buổi triển lãm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam đề nghị các nhà khoa học, khảo cổ học phối hợp giám định chính xác niên đại để khẳng định giá trị các hiện vật. Dựa trên kết quả giám định, đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao lựa chọn các hiện vật đủ điều kiện để thực hiện các thủ tục đề nghị công nhận bảo vật quốc gia. Phó Chủ tịch cũng đề nghị Nhà sưu tập Trần Đình Thăng – chủ sở hữu của các hiện vật đầu tư mở rộng không gian trưng bày, biên soạn sách và video giới thiệu về từng cổ vật, đồng thời có chú thích cụ thể tại các hiện vật để người thăm quan có thể hiểu được giá trị lịch sử quan trọng của hiện vật được trưng bày.

Tại cuộc tọa đàm chiều nay, các nhà khoa học, khảo cổ học một lần nữa khẳng định giá trị di sản của sưu tập cổ vật An Biên là tinh hoa hồn cốt văn hóa dân tộc, là cứ liệu lịch sử trung thực, khách quan nhất phản ánh đời sống, nhân sinh quan xã hội của mỗi thời kỳ, từng triều đại, góp phần gìn giữ quảng bá giá trị di sản theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Luật Di sản văn hóa.

V.H.N

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong: Bổ nhiệm Tổng Giám đốc công ty nhiệm kỳ 2025-2029

Ngày 28/12, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ…

31/12/2024

Tổng duyệt Chương trình nghệ thuật “Hải Phòng Chào năm mới 2025 – Lễ trao giải, công bố biểu tượng thành phố Hải Phòng”

Tối 30/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Hội đồng Nghệ thuật thành phố…

30/12/2024

Thanh niên 16 tuổi cầm đầu nhóm trộm cắp xe máy ở Hải Phòng

Ngày 30.12, Công an TP Hải Phòng cho biết, Công an quận Đồ Sơn vừa…

30/12/2024

Công bố quyết định thành lập Công an quận An Dương và công bố các quyết định về công tác cán bộ

Sáng ngày 30/12/2024, Công huyện An Dương trang trọng tổ chức Lễ công bố quyết…

30/12/2024

Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng: Năm 2024, tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt 40 triệu tấn

Sáng 30/12, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng Phạm Hồng Minh…

30/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More