Văn hóa

Gìn giữ, phát huy giá trị của trò chơi dân gian trong đời sống cộng đồng

Trò chơi dân gian được xem là di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa truyền thống Việt Nam, gắn liền với sự tồn tại, phát triển của cộng đồng người Việt trong nhiều giai đoạn khác nhau và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là một phần trong ký ức tuổi thơ tươi đẹp của nhiều thế hệ, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các tầng lớp nhân dân.

Ô ăn quan, Bịt mắt bắt dê, Trốn tìm, Mèo đuổi chuột, Rồng rắn lên mây, Kéo co, Chơi chuyền, Nu na nu nống, Chi chi chành chành… và biết bao trò chơi giản đơn mà vô cùng thú vị và hấp dẫn với tuổi thơ một thời. Trên sân đình, sân nhà, trường học hay nơi các con ngõ nhỏ khắp các miền quê, các em thiếu nhi ríu rít bên nhau, chơi những trò chơi dân gian quen thuộc. Cùng với những bài đồng dao ngắn gọn mà sâu sắc, những trò chơi dân gian đã đi vào kỷ niệm, ký ức, trở thành một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo, không thể nào quên của mỗi người.

Những trò chơi giản đơn, dễ chơi, dễ nhớ, không đòi hỏi những vật liệu, phương tiện cầu kỳ, khó kiếm, không tốn kém nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Hầu hết các trò chơi dân gian đều là những trò chơi tập thể, đòi hỏi phải vận động liên tục nên trong quá trình tham gia, những người chơi được rèn luyện tăng cường sức khỏe, thể lực. Không chỉ giúp các em rèn luyện sức khỏe, sự nhanh nhẹn, khéo léo, dẻo dai, khả năng tư duy, ngôn ngữ, sáng tạo mà còn giúp các em gần nhau hơn, gắn kết hơn, rèn luyện cho các em tinh thần tập thể, đoàn kết, trách nhiệm và tính cộng đồng. Dù thắng hay thua, tiếng cười luôn vang vọng khắp các đường làng, ngõ xóm, mang đến cho các em những giây phút thú vị và bổ ích.

Những trò chơi dân gian vô cùng thú vị và bổ ích, không chỉ với các em thiếu nhi, mà với cả người lớn. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay, với nhịp sống hối hả, với rất nhiều phương tiện giải trí hiện đại, không phải trẻ em nào cũng biết đến và chơi những trò chơi này. Làm thế nào đề gìn giữ, mang những trò chơi này đến gần hơn với đông đảo thiếu nhi? Đó là mong mỏi của những người yêu văn hóa dân gian, văn hóa truyền thống của dân tộc, hiểu được giá trị của những trò chơi dân gian ngày ấy.

Sau những bận rộn của cuộc sống thường nhật, sau những miệt mài đèn sách, người lớn và trẻ em cùng ngồi lại và chơi những trò chơi dân gian một thuở, điều này không chỉ mang lại những phút giây thư thái, thú vị và đầy ý nghĩa, mà còn giúp các thế hệ trở nên gắn kết hơn. Đó cũng chính là cách để góp phần gìn giữ, lan tỏa và phát huy giá trị của trò chơi dân gian trong đời sống cộng đồng hôm nay./.

 

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More