Print Thứ năm, 31/12/2020 13:30 Gốc

Sáng 30/12, huyện An Dương tổ chức chuyên đề cấp thành phố với chủ đề “Thiết kế String art – Toán nghệ thuật”.

Mô hình giáo dục STEM (khoa học – Science, công nghệ – Technology, kỹ thuật – Engineering và toán học – Mathematics) là sự lồng ghép, kết nối giữa khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán học. STEAM là sự mở rộng của STEM với việc thêm yếu tố nghệ thuật, từ đó tạo động lực đẩy mạnh tư duy sáng tạo, giúp cho học sinh, sinh viên được thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn.

Tiết học minh họa của trường THCS An Hưng.

Mô hình giáo dục STEM, STEAM được triển khai tại huyện An Dương bước đầu đã đạt được những hiệu quả nhất định, phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục được đông đảo đội ngũ giáo viên và học sinh tích cực hưởng ứng tham gia. Bên cạnh đó, hiệu quả to lớn mà mô hình đạt được đó chính là việc người học được trực tiếp vận dụng những kiến thức – kỹ năng đã học để tạo ra các sản phẩm cụ thể, tạo thêm hứng thú học tập, hình thành, phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện An Dương, Trường THCS An Hưng và một số trường THCS khác đã và đang tiên phong trong việc đưa giáo dục STEM, STEAM vào chương trình giảng dạy và mang lại hiệu quả thiết thực. Tại trường THCS An Hưng, chuyên đề này triển khai với tất cả các khối, lớp với các mức độ yêu cầu, các kiến thức nền chủ đạo, phù hợp với các kiến thức trong chương trình hiện hành. Theo đó, khối 6,7 thực hiện với chủ đề: Phép tính sáng tạo, sản phẩm của các em đó là các bức tranh vẽ trên giấy; khối 8 với chủ đề: Thiên nhiên kì diệu, sản phẩm là những bức tranh đóng đinh, căng chỉ trên nền gỗ với nội dung về thiên nhiên; khối 9 với chủ đề: “Lốc xoáy” sản phẩm ứng dụng là các bức tranh đóng đinh, căng chỉ trên nền gỗ với yêu cầu cao hơn.

Một số tác phẩm string art của học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện An Dương.

Tại buổi hội thảo, trường THCS An Hưng đã tổ chức tiết học minh họa với chủ đề “Thiết kế string art – Toán nghệ thuật” với mục tiêu giúp học sinh sử dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, toán học, mĩ thuật vào giải thích và chế tạo các bức tranh string art, sử dụng ngôn ngữ toán học, thiết kế được quy trình, chế tạo được sản phẩm theo quy trình, báo cáo thực hiện quy trình cũng như sản phẩm một cách sáng tạo, khoa học bảo vệ được ý kiến của mình và phản biện ý kiến của người khác. Cấu trúc bài học STEAM được chia thành 4 tiết bao gồm: Tìm hiểu thực tiễn, kiến thức nền và đề xuất giải pháp; Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận và thiết kế quy trình; Chế tạo, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm và Báo cáo quá trình nghiên cứu và chế tạo sản phẩm. Tiết học đã mang đến cho các em học sinh những trải nghiệm thực tế, thực hành gắn liền với cuộc sống hàng ngày của các em.

Hội thảo là dịp để các đại biểu tham dự được nghe giới thiệu hướng dẫn, giải đáp, chia sẻ tháo gỡ những vướng mắc cùng với các trường học trên địa bàn thành phố trong việc triển khai dạy học STEM, STEAM năm học 2020-2021. Cũng tại đây, các vị khách mời, thầy cô giáo đến từ các trường học trên địa bàn thành phố cùng các em học sinh được tham quan các gian hàng STEAM và những sản phẩm, tác phẩm của chính những em học sinh cùng giáo viên nhà trường tạo lên.

Phạm Duy Thành

Tiện ích thông tin
Nguồn tin
QR Code
QR CODE: Giáo viên và học sinh huyện An Dương tích cực hưởng ứng mô hình giáo dục STEM, STEAM
Chúng tôi trên Mạng Xã hội
QR Code Fanpage
Mã QR Code truy cập vào Fanpage Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng
Tin khác