Trên địa bàn quận Lê Chân hiện có 39 trường công lập, 17 trường tư thục và 34 nhóm lớp mầm non độc lập, với tống số trên 48.000 học sinh và gần 1.800 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Quy mô, mạng lưới trường lớp cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu và quy hoạch của quận. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục. Quận có truyền thống hiếu học, giáo dục phổ thông của quận đạt nhiều thành tích và không ngừng phát triển với hơn 20 năm liên tục dẫn đầu bậc trung học cơ sở thành phố trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các bậc học luôn được duy trì, có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, quận đã chỉ đạo các nhà trường ưu tiên chọn giáo viên có chuyên môn vững vàng để tham gia giảng dạy các lớp 1,2,3,6,7 với mục tiêu bám sát chương trình đổi mới. Từ năm 2020 đến nay, quận bố trí nguồn kinh phí hơn 363 tỷ đồng để xây mới, cải tạo 28 công trình trường học, mua sắm bàn, ghế, trang thiết bị phục vụ dạy học, cơ bản đáp ứng được việc học 2 buổi/ngày theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhiều trường học đã làm tốt công tác xã hội hóa để mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại như: Bảng thông minh, màn hình tivi, máy chiếu… với tổng kinh phí trên 1,284 tỷ đồng…
Sau khi đi khảo sát thực tế tại Trường Tiểu học Lê Văn Tám và Trường THCS Dư Hàng Kênh và nghe báo cáo về tình hình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông tại địa phương, đồng chí Lã Thanh Tân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố ghi nhận sự cố gắng khắc phục khó khăn về thiếu trang thiết bị, đồ dùng học tập, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo, tập huấn kịp thời của các nhà trường, địa phương để triển khai chương trình theo đúng tiến độ của Bộ, thành phố đề ra. Lãnh đạo UBND quận và các trường cũng khẳng định những kết quả ban đầu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa mang lại giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phát sinh một số bất cập như các nhà trường phải thường xuyên thay đổi thời khoá biểu khi sắp xếp các môn học ghép Lý-Hoá-Sinh, Lịch sử-Địa lý; sách giáo khoa của các nhà xuất bản khác nhau chưa có sự đồng nhất về kiến thức, thời gian học; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chương trình mới cho đội ngũ giáo viên vào tối hằng ngày bằng hình thức trực tuyến, dẫn đến hiệu quả chưa cao… Đồng chí đề nghị UBND quận Lê Chân, các nhà trường bổ sung báo cáo, đề xuất giải pháp cụ thể, mang tính thực tiễn cao để tháo gỡ, khắc phục những bất cập trên.
Hoàng Tùng
Sau 10 ngày diễn tập với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, chiều 27/12,…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Từng bước xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy và thực…
Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…
Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…
Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More