Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở đã triển khai đầy đủ, đồng bộ các biện pháp bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực do ngành phụ trách. Nhiều lĩnh vực đã thu được kết quả quan trọng như: phụ phẩm trồng trọt được tái sử dụng trong sản xuất (cơ bản rơm rạ được vùi lấp, xử lý ngay trên đồng ruộng, giảm nhanh tình trạng đốt); hình thành các vùng sản xuất tập trung, sản xuất hữu cơ, VietGap; ban hành mật độ chăn nuôi, quản lý tốt các khu vực không được phép chăn nuôi; thực hiện tốt chức năng về bảo tồn đa dạng sinh học, sắp xếp lại hoạt động nuôi trồng thuỷ sản lồng bè, nuôi trồng thủy sản trên biển; quản lý tốt các vùng khai thác thủy sản; việc thu gom, xử lý chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản được quản lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, tại một số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nông nghiệp, việc thu gom, xử lý chất thải chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng bể thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định đã mang lại hiệu quả rất tích cực, song số lượng bể chưa đáp ứng được so với nhu cầu của thực tiễn (3.933 bể, tại 61 xã) do chưa bố trí đủ kinh phí để thực hiện; hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt ở nông thôn chưa được đầu tư nên ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trong công trình thủy lợi; nguồn xả thải và công trình thủy lợi nhiều, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn…
Tại cuộc làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị Trung ương sớm ban hành quy hoạch không gian biển; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ trong chăn nuôi trang trại để làm cơ sở trong quản lý và hướng dẫn việc sử dụng chất thải chăn nuôi có nguồn gốc hữu cơ, đã qua xử lý để làm phân bón cho cây trồng hoặc thức ăn cho thủy sản. Đề nghị thành phố HĐND, UBND thành phố chỉ đạo ban hành quy chế phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; đầu tư kinh phí xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung cho các làng nghề truyền thống, nước thải của khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm cao; bố trí kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường cho các địa phương xây dựng hệ thống bể thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
Qua đi khảo sát thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải Làng nghề Tràng Minh (quận Kiến An) và nghe báo cáo, Đoàn giám sát đánh giá, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu, trình Thành ủy, HĐND, UBND thành phố ban hành các văn bản có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp; bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp của ngành để vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp vừa bảo vệ môi tường sinh thái trong các lĩnh vực thuộc ngành phụ trách.
Đoàn giám sát đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, năm 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cũng như thực hiện các giải pháp bảo vệ nguồn nước; tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm đối với các cơ sở có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi… Các kiến nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đoàn giám sát ghi nhận, tiếp thu để báo cáo HĐND thành phố và các cấp có thẩm quyền.
Hoàng Tùng
Sáng 28/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ…
Chiều 27/11, tại vườn hoa Nguyễn Trãi, UBND thành phố Hải Phòng và Đại sứ…
Sáng 27/11, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Công ty TNHH MTV Quản lý…
Chiều 27/11, diễn ra Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Sáng 27/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ thực địa kiểm tra tiến độ một số Dự…
Văn bản số 160/BC-STNTM của Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo về việc…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More