Giải quyết dứt điểm vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại các hộ dân ven mương An Kim Hải

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND thành phố về việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước kỳ họp thứ 8, chiều 14/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc trong công tác đền bù thiệt hại cho các hộ dân ven mương An Kim Hải bị ảnh hưởng khi thi công Dự án thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng. Cùng dự có đại diện Ban Quản lý Dự án Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường Hải Phòng, nhà thầu, quận Ngô Quyền và các Sở, ngành, đơn vị liên quan.

Theo Ban quản lý dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, trong điều kiện thi công dự án với mặt bằng chật hẹp, công trình của các hộ dân xây dựng không được gia cố chắc chắn nên việc ảnh hưởng tới các hộ dân là rất nặng nề. Công trình của 22 hộ dân đã bị sụp đổ hoàn toàn, hơn 20 hộ dân khác bị sụp đổ hoặc có nguy cơ sụp đổ, chủ yếu công trình phụ phía sau giáp mương, nhiều hộ dân khác bị nghiêng, lún sụt, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt. Đến nay, Ban Quản lý dự án, nhà thầu thi công đã phối hợp tích cực với chính quyền địa phương, Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, thiết lập hồ sơ, phương án khắc phục. Theo đó, trong tổng số 192 hộ đã khảo sát đánh giá, hiện đã hoàn thành bồi thường 46 hộ, thống nhất bồi thường cho 68 hộ, 39 hộ chưa thương thảo mức bồi thường và 39 hộ chưa lập được phương án khắc phục.


Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình chỉ đạo tại cuộc họp.

Sau khi nghe báo cáo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình yêu cầu: đối với 68 hộ dân đã thống nhất phương án về mức bồi thường, đề nghị Ban Quản lý dự án và nhà thầu thực hiện ngay việc bồi thường, trả tiền cho dân trước ngày 20/11, giao Văn phòng UBND thành phố đôn đốc, kiểm tra, báo cáo lãnh đạo UBND thành phố. Đối với 39 hộ chưa đạt được thương thảo mức bồi thường, yêu cầu Ban Quản lý dự án và nhà thầu phối hợp chính quyền địa phương trực tiếp tổ chức thương thảo với dân, báo cáo UBND thành phố trước ngày 20/11. Đối với 39 hộ chưa lập phương án khắc phục, yêu cầu nhà thầu lập phương án, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm, báo cáo UBND thành phố trước ngày 20/11.

Phó Chủ tịch Thường trực yêu cầu UBND quận Ngô Quyền thông báo chính thức với người dân về quan điểm cũng như phương hướng giải quyết của UBND thành phố trong vấn đề này, mong người dân ủng hộ việc triển khai giải quyết có lý, có tình. Giao Sở Xây dựng phối hợp với chính quyền địa phương cử cán bộ đánh giá thiệt hại, làm căn cứ bồi thường cho dân; bên cạnh đó kiểm tra đánh giá lại các công trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối, không để xảy ra sự cố mất an toàn ảnh hưởng đến tính mạng người dân; xây dựng đề xuất phương án sửa chữa nhà cửa hư hỏng, hoàn thành trước 20/11; liên quan đến khoản tiền chưa thanh toán hợp đồng của thành phố với các nhà thầu, đề nghị Ban Quản lý dự án báo cáo UBND thành phố xem xét phương án giải quyết.

Tiến Phước – haiphong.gov.vn 14/11/2018

Tin khác

Phiên giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp Quận Ngô Quyền năm 2024 với 5.500 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh

Sáng 29/9, UBND quận Ngô Quyền phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã…

29/09/2024

Miền Bắc sắp chuyển mưa rất to, có nơi vượt mốc 200mm

Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 29.9, miền Bắc chuyển mưa rào…

29/09/2024

Sớm đưa nước sạch về với người dân nông thôn ở Hải Phòng

Huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đang thi công hơn 8.000 mét ống D400, đưa nước…

29/09/2024

Danh sách ủng hộ kinh phí khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, đến 16h ngày 28/9/2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng thông tin cập…

28/09/2024

Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến…

28/09/2024

Cục Thuế thành phố thu ngân sách 9 tháng năm 2024 đạt 38.700 tỷ đồng

Sáng 27/9, đồng chí Lê Anh Quân, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó…

27/09/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More