Giải pháp tự phòng vệ khi có cháy

Nếu nắm vững các giải pháp phòng vệ khi có cháy, ít nhất chúng ta có thể bảo đảm an toàn cho bản thân trước khi được lực lượng cảnh sát PCCC giải cứu.

1. Khi đến một ngôi nhà hay khai thác sử dụng nhà tầng:

– Việc đầu tiên phải xem cầu thang bộ, cầu thang thoát nạn ở đâu, có thể không đi bằng lối này nhưng vẫn cần phải biết. Thông thường nó nằm gần thang máy, có chỉ dẫn bằng hình vẽ, mũi tên chỉ hướng, đèn màu xanh.

– Nên chú ý đến vị trí đặt phương tiện chữa cháy để sử dụng khi cần (trước đó nên tham dự một buổi học về cách sử dụng phương tiện chữa cháy, cứu nạn). Đôi khi 1 cuộn vòi chữa cháy cũng chính là một dây thoát nạn.

– Nên trang bị mỗi tầng hay đơn nguyên một thiết bị thoát nạn như: Dây cứu nạn, thang dây… hay đơn giản là một cuộn dây đủ chắc. Tuy nhiên phải chú ý đến chiều dài của dây, có thể không nhất thiết phải xuống tới đất mà chỉ cần xuống đến ngay tầng dưới tầng bị sự cố, sau đó ta lại có thể xuống tiếp bằng cầu thang bộ.

2. Khi có cháy xảy ra:

– Bình tĩnh suy xét là yếu tố quan trọng nhất. Áp dụng ngay các biện pháp để tránh khói khí độc.

– Sử dụng các phương tiện sẵn có để dập cháy. Nếu không được, hãy tìm cách thoát ra khỏi toà nhà qua các lối thoát nạn thông thường cầu thang bộ, nơi có đèn Exit (Lối ra) là lối an toàn nhất.

– Trước khi mở cửa hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách huơ lòng bàn tay (sau đó sờ tay) lên bề mặt cửa hoặc tay nắm. Nếu thấy an toàn mới mở. Khi mở nên tránh mặt, người sang một bên đề phòng lửa tạt (overtlash). Nếu nhiệt độ quá cao, tuyệt đối không được mở.

– Nếu không thể ra ngoài bằng cửa chính, hãy đóng nó lại. Nếu khói lùa vào phòng qua khe cửa, hãy dùng giẻ, vải nhúng nước chặn lại. Nên nhớ có nguy cơ chết vì khói khí độc trước khi bị nhiệt thiêu đốt.

– Di chuyển sang phòng khác hoặc ra ban công, cửa sổ gọi to và dùng quần áo màu sáng vẫy ra hiệu người ở dưới.

– Nếu có dây cứu nạn hay thang dây… thì dùng nó để thoát, nếu không có, có thể tận dụng các dây đủ chắc sẵn có trong nhà để tụt xuống. Đôi khi tấm rèm ga xé dọc hay quần áo gió buộc lại cũng là sợi dây cứu lý tưởng. Hãy mặc nhiều quần áo và quấn nhiều giẻ vào tay trước khi tụt dây.

– Nếu có điện thoại hãy gọi 114 hay công an phường, người thân để báo cho mọi người biết có cháy và vị trí bạn đang bị kẹt.

– Nếu phải băng qua lửa, hãy làm ướt quần áo, dùng chăn, áo chất liệu cotton nhúng nước trùm lên đầu.

– Nếu di chuyển trong phòng có nhiều khói hãy bò hoặc đi khom người vì nồng độ ôxy ở phía dưới cao hơn.

– Tuyệt đối không nhảy xuống, trừ khi có đệm hơi của lực lượng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ ở dưới.

Nguồn: CATP

Nguồn tin: CATP

Tin khác

EVN lỗ thêm 13.000 tỉ đồng nửa đầu năm 2024

Đề cập bức tranh tài chính 6 tháng đầu năm nay, lãnh đạo EVN tiết…

16/07/2024

Ngày hội hiến máu tình nguyện LG Display Việt Nam Hải Phòng năm 2024

Trong 2 ngày 11 và12/7, tại tòa nhà Phúc lợi khu KTX, Công ty TNHH…

16/07/2024

Xử phạt Nhà sách Tiến Thọ Hải Phòng do không bảo đảm đủ điều kiện hoạt động đối với cơ sở phát hành

Thực hiện Kế hoạch kiểm tra năm 2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã…

16/07/2024

Nhà ở xã hội gần 5.000 căn ở Hải Phòng có giá bán từ hơn nửa tỉ đồng

Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội Tổng kho 3 Lạc Viên Hải…

16/07/2024

Đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024) và khai…

16/07/2024

Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam thăm, tặng quà người có công trên địa bàn quận Hải An

Nhân Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 16/7,…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More