Giải pháp phát triển sản xuất hoa bền vững vùng Đồng bằng sông Hồng

Ngày 29-3, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN&PTNT thành phố tổ chức diễn đàn Khuyến nông & Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển sản xuất hoa bền vững vùng Đồng bằng Sông Hồng”. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các cục, vụ, viện thuộc Bộ NN & PTNT; các nhà khoa học, lãnh đạo Sở NN &PTNT của 7 tỉnh Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng). Về phía thành phố có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đình Chuyến và lãnh đạo các sở, ngành liên quan tham dự diễn đàn.

        

 Các đại biểu tham quan mô hình trồng hoa lan CNC tại Cty CP Nông nghiệp Kỹ thuật cao Châu Giang

Phát biểu chào mừng tại diễn đàn, đồng chí Nguyễn Đình Chuyến, Phó chủ tịch UBND TP nhấn mạnh tiềm năng, thế mạnh trồng hoa, cây cảnh của thành phố có từ lâu đời tại các làng hoa truyền thống.

Hiện, một số vùng trồng hoa tích cực nâng cao giá trị sản xuất, hướng tới trồng hoa theo công nghệ cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Diễn đàn là cơ hội, điều kiện thuận lợi giúp các địa phương trao đổi kinh nghiệm liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa ngành hoa, cây cảnh trở thành ngành sản xuất có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH, nông nghiệp, nông thôn.

Theo thống kê, tính đến năm 2017, trên địa bàn cả nước có gần 35.000 ha hoa, cây cảnh, trong đó gần 23.000 ha sản xuất hoa. Việt Nam có 3 vùng sản xuất hoa lớn: Vùng hoa Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên…); vùng hoa Đà Lạt (thuộc tỉnh Lâm Đồng) và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (Đồng Tháp, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh…).

Vùng trồng hoa Đồng bằng Sông Hồng có những làng hoa truyền thống lâu đời, nổi tiếng. Những năm gần đây, do nhu cầu của thị trường cũng như sự nhanh nhạy trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhiều vùng trồng hoa, cây cảnh đã được mở rộng ở hầu hết các tỉnh trong vùng.

Tại các làng hoa truyền thống, diện tích trồng hoa cũng không ngừng được mở rộng, có sự bổ sung, phong phú về chủng loại, cho giá trị kinh tế.

 Các đại biểu tham quan mô hình trồng đào cổ tại xã Đặng Cương, An Dương

Tại Hải Phòng, diện tích trồng hoa, cây cảnh là 698 ha. Hoa là một trong 4 cây trồng chủ lực được định hướng phát triển, mở rộng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, nhìn chung việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa vùng Đồng bằng Sông Hồng còn khá lạc hậu, chủ yếu vẫn là sản xuất ngoài tự nhiên, tồn tại nhiều bất cập.

 Các đại biểu tham quan mô hình trông hồng tại xã Hồng Thái, An Dương

Tại diễn đàn, các đại biểu đã cùng nhau đánh giá thực trạng, bàn giải pháp phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hoa ở Việt Nam nói chung, vùng Đồng bằng Sông Hồng cũng như tại Hải Phòng nói riêng; đánh giá hiệu quả một số mô hình sản xuất hoa có giá trị kinh tế cao tại các tỉnh, thành; chia sẻ sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp trong liên kết sản xuất hoa quy mô lớn…

Sáng cùng ngày, các đại biểu đã đi tham quan mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại Cty CP Nông nghiệp Kỹ thuật cao Châu Giang ở xã Đông Sơn, Thủy Nguyên; trồng đào cổ tại xã Đặng Cương và sản xuất hoa hồng tại xã Hồng Thái, huyện An Dương.

KC

Nguồn. ANHP

Nguồn tin: ANHP

Tin khác

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

Dự kiến bộ máy Chính phủ có 14 bộ, 3 cơ quan ngang bộ, không còn cấp tổng cục

Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…

11/01/2025

Bổ sung phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ

Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…

11/01/2025

Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng: Khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ y tế

Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…

10/01/2025

Chương trình hành động của Chính phủ xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…

10/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More