Kinh tế

Giai đoạn 2021-2025: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn

Theo Kế hoạch 150/KH-UBND về cơ cấu lại ngành nông nghiệp thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, thành phố đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tăng trưởng GRDP nông, lâm, thủy sản bình quân đạt 1,1%/năm, tăng trưởng giá trị sản xuất đạt 0,93%/năm; tổng sản lượng thủy sản đạt trên 200 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác chiếm 60%, sản lượng nuôi trồng chiếm 40%; tỷ lệ diện tích trồng trọt được ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao đạt 62,4%…

Theo đó, thành phố chuyển đổi mô hình tăng trưởng nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghệ tiên tiến hiện đại, thân thiện với môi trường có giá trị gia tăng cao. Việc đầu tư phát triển nông thôn phải gắn với du lịch và thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với quá trình đô thị hóa.

Giai đoạn 2021-2025, thành phố triển khai đồn điển, đổi thửa, dành quỹ đất thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp. (Ảnh: Nguyễn Đức Nghĩa).

Cơ cấu lại theo lĩnh vực của ngành

Trong giai đoạn 2021-2025, đối với lĩnh vực trồng trọt thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, phát triển các khu, vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy hoạch được duyệt.

Tiếp tục triển khai thực hiện đồn điển, đổi thửa, dành quỹ đất thu hút doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp trong đó ưu tiên khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia vào sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trong chăn nuôi, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo quy hoạch, phát triển chăn nuôi hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, tập trung cải tạo con giống theo hướng tăng năng suất, chất lượng. Mở rộng quy mô đàn lợn cao sản, áp dụng tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại theo hướng chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp. Tăng sản lượng nuôi, chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng nâng cao tỷ trọng gà lông màu (gà Liên Minh, Đông Tảo, Đông Tảo lai, gà Ri lai, gà siêu trứng…); phát triển các loại vật nuôi như: trâu, bò, dê, thỏ, thủy cầm, ong…phù hợp với từng vùng sinh thái và nhu cầu của thị trường.

Đối với lĩnh vực thủy sản, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thực hiện liên kết liên kết tiêu thụ sản phẩm đối với các vùng sản xuất tập trung. Tổ chức lại hoạt động khai thác hải sản vùng lộng, ven bờ và khai thác nội địa hợp lý, gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái.

Nâng cao vai trò của HTX nông nghiệp trong tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Thời gian qua, mô hình HTX nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả kinh tế cho những sản phẩm nông nghiệp của người dân. Giai đoạn 2021-2025 thành phố tập trung ưu tiên phát triển HTX gắn kết với phát triển làng nghề, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh hỗ trợ vận hành và tăng tính tự chủ của HTX thông qua các diễn đàn thuộc lĩnh vực nông nghiệp, tạo cơ hội liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác chia sẻ giao lưu các HTX tiêu biểu theo các lĩnh vực chuyên ngành.

Xây dựng nông thôn mới gắn liền với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, giá trị gia tăng, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Hình thành và mở rộng thêm các khu, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn, phát huy giá trị văn hóa, cảnh quan đặc trưng và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương…nhằm cải thiện sinh kế người dân, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tại Kế hoạch này, UBND thành phố đặt ra yêu cầu phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, ngành địa phương, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị, xã hội nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để tổ chức thực hiện hiệu quả mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, kinh tế nông thôn; triển khai thực hiện Chương trình OCOP thành phố giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, quy trình sản xuất và chế biến tiên tiến (VietGAP, VietGAPH, GlobalGAP, HACCP…), xây dựng hệ sinh thái rừng nhiều tầng, kết hợp cây phòng hộ, cây kinh tế, cây ăn quả và lâm sản ngoài gỗ; nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo cung cầu nông sản, kêt nối giữa vùng sản xuất với hệ thống phân phối; tăng cường đầu tư nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi đáp ứng yêu cầu bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh…

Minh Hảo

Tài liệu đính kèm:

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Sẽ có cơ chế trả tiền cho người phản ánh vi phạm giao thông

Theo Cục Cảnh sát giao thông, sẽ sớm có quy định hướng dẫn chi trả…

04/01/2025

Hải Phòng đánh dấu mốc tăng trưởng kinh tế 10 năm liên tiếp

Năm 2024 là năm đánh dấu sự bứt phá mạnh mẽ của TP Hải Phòng…

04/01/2025

Giáo viên trường công ở Hải Phòng sẽ được nhận những khoản tiền nào vào dịp Tết?

Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giáo viên các trường công lập tại thành phố…

04/01/2025

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 14/2/2025 quy định về dạy thêm, học thêm như thế nào?

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy…

03/01/2025

Dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh

Theo quy định của thông tư về dạy thêm, học thêm mới, tổ chức, cá…

03/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More