Đình làng, nhà dân trở thành nơi sinh hoạt cộng đồng
Theo Phòng Văn hóa Thông tin huyện An Dương, qua thống kê trên địa bàn huyện An Dương có hơn 30 thôn chưa có nhà văn hóa, tập trung tại một số xã trên địa bàn huyện. Để đảm bảo các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các địa phương trưng dụng nhà dân, nhà HTX nông nghiệp, đình làng mỗi khi có hoạt động sự kiện.
Xã An Hưng, huyện An Dương có 9 thôn, tuy nhiên từ nhiều năm nay địa phương này duy nhất có 1 thôn có nhà văn hóa. 8 thôn còn lại để tổ chức các hoạt động văn hóa cộng đồng trong năm, chính quyền các thôn đều tổ chức tại đình làng, nhà dân.
Đặc biệt, trong các kỳ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp vừa qua, địa phương đều phải trưng dụng nhà dân để làm địa điểm tổ chức bầu cử cho cử tri trong thôn.
Tương tự vậy, tại xã An Hòa, Chủ tịch UBND xã Vũ Văn Thắng cho biết, toàn xã có 14 thôn, trong đó có 9 thôn chưa có nhà văn hóa thôn. Do chưa có nhà văn hóa thôn, trong dịp bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp vừa qua tại xã Lê Thiện đã mượn nhà dân tại 2 thôn Dụ Nghĩa 1, Dụ Nghĩa 2 làm điểm bầu cử.
Theo lãnh đạo xã này, nhiều kỳ bầu cử đều nhờ nhà dân. Mọi hoạt động của thôn và sinh hoạt đảng đều được tổ chức tại nhà trưởng thôn và bí thư chi bộ thôn. Đối với xã Đại Bản, do nhà dân không đảm bảo việc tổ chức bầu cử, xã đã triển khai địa điểm bầu cử tại trường học và đình làng.
Hay, tại xã Hồng Thái cũng phải mượn nhà dân để tổ chức điểm bỏ phiếu cho cử tri Xóm Mới. Đó là thực tế tồn tại hàng chục năm nay tại huyện An Dương mà chưa có lời giải.
Quyết tâm “phủ kín” nhà văn hóa
Về nguyên nhân thực trạng nhiều năm nay các thôn của huyện An Dương “trắng” nhà văn hóa, theo tìm hiểu của phóng viên được biết, nguồn kinh phí để xây dựng nhà văn hóa thôn được triển khai từ 2 nguồn: xã hội hóa và ngân sách nhà nước.
Việc tiếp cận nguồn ngân sách chi cho xây dựng nhà văn hóa gặp khó khăn cũng như việc huy động kinh phí xã hội hóa phục vụ xây nhà văn hóa không có nên nhiều địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện An Dương không đủ kinh phí để xây dựng nhà văn hóa thôn.
Bên cạnh đó, việc một số địa phương chưa tìm được quỹ đất và bố trí địa điểm xây dựng nhà văn hóa, khiến việc xây mới nhà văn hóa không thể triển khai được.
Với quyết tâm “phủ kín” nhà văn hóa tại các thôn “trắng” nhà văn hóa, tại kỳ họp thứ 2 ngày 23/7 và kỳ họp thứ 3 ngày 13/8, HĐND huyện An Dương khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 đã biểu quyết thông qua chủ trương xây dựng 23 nhà văn hóa trên địa bàn huyện. Được biết, đối với nhà văn hóa còn lại, do khó khăn về địa điểm và quỹ đất nên chưa triển khai tiếp.
Theo Phòng Tài chính Kế hoạch huyện An Dương, về kinh phí triển khai xây dựng nhà văn hóa thôn, huyện An Dương bố trí mỗi nhà văn hóa 1,5 tỷ đồng xây dựng, đối với 2 nhà văn hóa tại thôn Trang Quan (xã An Đồng) và thôn Xuyên Đông (xã Đại Bản) do tính chất, quy mô dân số được bố trí 4 tỷ đồng một nhà văn hóa (tại xã An Đồng do đất nhà văn hóa nhường cho trường học nên nhà văn hóa chuyển địa khác xây mới, PV).
Như vậy, tổng kinh phí xây dựng nhà văn hóa là 39,5 tỷ đồng, hiện tại các xã đang khẩn trương triển khai hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo các quy định của pháp luật để sớm triển khai dự án.
Theo kế hoạch, trong năm 2021, huyện An Dương sẽ khởi công 12 nhà văn hóa tại các xã: An Hòa, An Hưng, Đại Bản, Nam Sơn, An Đồng, Lê Lợi, Tân Tiến, Lê Thiện, Quốc Tuấn, An Hồng.
Để đảm bảo tiến độ xây dựng nhà văn hóa theo kế hoạch đề ra, huyện An Dương yêu cầu các địa phương trong diện xây dựng nhà văn hóa sớm bố trí quỹ đất và địa điểm xây dựng, đảm bảo các quy định hiện hành.
Là địa phương với tỷ lệ “trắng” nhà văn hóa lớn với 9/8 thôn chưa có nhà văn hóa, ngay sau khi HĐND huyện An Dương thông qua chủ trương xây nhà văn hóa thôn, ông Nguyễn Văn Thế, Chủ tịch UBND xã An Hưng, huyện An Dương không dấu được vui mừng cho biết: Theo kế hoạch, địa phương được xây dựng 2 nhà văn hóa mới, hiện xã đã bố trí quỹ đất và địa điểm để triển khai dự án.
Huyện An Dương gồm 16 xã, thị trấn với đặc thù là huyện ven đô. Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa lớn, nhu cầu người dân có nơi sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư là nguyện vọng thiết yếu hướng tới từng bước đưa huyện An Dương lên quận. Từ thực tế nêu trên, trong mấy năm tới huyện An Dương tập trung nguồn lực đầu tư, xây mới nhà văn hóa thôn.
Ông Hoài Viết Thảo, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện An Dương cho biết, trong 2 kỳ họp vừa qua, các đại biểu HĐND huyện An Dương đã biểu quyết nhất trí thông qua chủ trương xây dựng 23 nhà văn hóa thôn tại khu dân cư.
Đây là chủ trương lớn hợp lòng dân của huyện An Dương, đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của người dân có nơi sinh hoạt cộng đồng tại khu dân cư trong nhiều năm qua.
Để đảm bảo tiến độ đề ra, huyện An Dương sẽ ưu tiên nguồn vốn cho dự án, triển khai đồng bộ tại các xã. Trong đó, năm 2021 sẽ đầu tư có thứ tự mỗi xã 1 nhà văn hóa, đối với những xã thiếu nhiều nhà văn hóa như An Hưng sẽ được đầu tư ưu tiên 2 nhà văn hóa.
TRUNG KIÊN
Chiều 26/11, Công an huyện Vĩnh Bảo thông tin, sáng 26/11, khách hàng Nguyễn Quốc…
Thuộc khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo quốc gia - Techfest Việt Nam…
Sáng 26/11, UBND quận Ngô Quyền tổ chức Hội nghị trao Quyết định giao đất…
Thuộc khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại khách sạn Pullman, Hiệp hội…
Thuộc chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024, sáng 26-11, tại…
Sở Giao thông Vận tải vừa ban hành Thông báo 780/TB-SGTVT về việc phân luồng…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More