Giá lợn hơi “dưới đáy”, giá thịt lợn “trên trời”
Dịch tả lợn Châu Phi đã khiến giá lợn hơi liên tiếp “lao dốc”, đặc biệt, từ đầu tuần đến nay giá lợn hơi đã giảm xuống mức thấp tương tự so với thời điểm lợn hơi bị khủng hoảng cách đây gần 1 năm.
Thống kê của Cty Anova Feet ngày 21.3.2019 cho thấy, Quảng Bình là địa phương có giá lợn hơi “rớt thảm” nhất. Hiện giá lợn hơi tại địa phương này chỉ còn 31.000đ/kg; tại Hà Tĩnh: 32.000đ/kg; Bình Định: 33.000đ/kg; Huế: 34.000đ/kg; tại Tuyên Quang, Nam Định: 35.000đ/kg…
Từ mức giá cao nhất lên đến 55.000đ-56.000đ/kg, giá lợn hơi tại các tỉnh Đồng Nai, TPHCM, Vĩnh Long, Cà Mau…, thì nay tại các địa phương này, giá lợn hơi đã giảm từ 10.000đ-12.000đ/kg. Cà Mau là địa phương có giá lợn hơi cao nhất, nhưng cũng chỉ 46.000đ/kg, giảm 10.000đ/kg so với những ngày trước đó.
Giá lợn hơi rớt thảm, một phần bởi thương lái chèn ép để trục lợi. Có những nơi lợn khỏe mạnh vẫn bị chê “ỏng eo”, thậm chí, đã hẹn bắt lợn rồi vẫn không quay lại với lý do “không bán được”.
Mặc dù giá lợn hơi đã xuống mức thấp nhất, sát với mức cách đây hơn 1 năm khi giá lợn hơi đang bị khủng hoảng “thủng đáy”. Thế nhưng, giá thịt lợn bán tại các chợ vẫn ở mức rất cao. Thịt loại 1 tại các chợ vẫn ở mức 110.000đ/kg. Sáng 21.3.2019, giá thịt lợn tại các chợ Đồng Xa, Nghĩa Tân, Quan Hoa, Dịch Vọng… (Cầu Giấy-Hà Nội) vẫn ở mức 110.000-120.000đ/kg (gáy giòn, sườn non bỏ cục…).
Các loại thịt trung bình xê dịch từ 70.000đ-90.000đ/kg tùy loại. Tại các chợ khu vực miền Trung, giá thịt lợn có “mềm” hơn, nhưng so với mức giá lợn hơi và thịt lợn bán trên thị trường, thì rõ ràng khâu trung gian đang được hưởng lợi nhiều nhất.
Thịt lợn trên thị trường không khan hiếm
Theo thống kê của Cục Thú y, Theo Cục Thú y, từ ngày 1.2 – 19.3 (cập nhật đến 17h00), dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 329 xã, 66 huyện của 20 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế và Lai Châu).
Nhiều ý kiến cho rằng, với trên 34.000 con lợn bị tiêu hủy trong gần 2 tháng qua, liệu có dẫn đến khan hiếm nguồn cung?
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng dịch tễ – Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tổng đàn lợn cả nước hiện nay khoảng 28.000-29.000 con lợn, tính đến nay, tổng trọng lượng lợn bị bệnh và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 0,08% so với tổng nguồn cung trong năm, nguồn cung trong nước hiện nay vẫn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và các hoạt động sản xuất, chế biến.
Theo ông Nguyễn Xuân Dương – Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), toàn bộ lợn bị bệnh, thậm chí lợn không bị bệnh nhưng nuôi chung khu vực với các trại bị dịch, đều bị tiêu hủy triệt để, không có thịt lợn bệnh bị tuồn ra thị trường, nên người tiêu dùng cứ yên tâm sử dụng. “Hiện nay, lực lượng thú y cùng các cơ quan chuyên ngành như QLTT, hải quan… đang tăng cường lực lượng, giám sát 24/24 giờ, đẩy mạnh kiểm soát ngăn chặn dịch tả lợn Châu Phi, nên lợn bán trên thị trường là lợn an toàn, không có dịch bệnh” – ông Nguyễn Xuân Dương cho biết.
Khánh Vũ Theo Báo Lao động
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More