Giá lợn dự báo tiếp tục giảm, ngành chăn nuôi lợn đối mặt với rất nhiều khó khăn

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 20 ngày đầu tháng 3/2019, giá lợn hơi trên cả nước giảm từ 5.000 đến 8.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2019.

Những sản phẩm thịt lợn rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được người dân tin dùng. Ảnh: Hương Hồi.

Nguyên nhân do sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã ảnh hưởng đến thị trường thịt trong nước. Tại nhiều địa phương, lượng thịt lợn tiêu thụ trong thời gian qua đã giảm 50% so với bình thường, trong khi đó lượng lợn về các chợ đầu mối gia tăng, một phần vì người chăn nuôi chạy dịch.

Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi dao động ở mức 34.000 – 35.000 đồng/kg. Giá lợn tại công ty chăn nuôi lớn dao động trong khoảng 34.000 – 36.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên giá giao dịch trong mức 32.000 – 41.000 đồng/kg. Tại khu vực miền Nam, giá lợn hơi dao động trong ngưỡng 39.000 – 45.000 đồng/kg. Với diễn biến dịch bệnh như hiện tại, Cục Xuất nhập khẩu đưa ra dự báo, khả năng giá có thể sẽ giảm sâu trong thời gian tới.

Trong khi đó, báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, chăn nuôi lợn trên phạm vi cả nước tiếp tục duy trì đà tăng khá. Đàn lợn cả nước tháng 2/2019 tăng 3% so với cùng kỳ năm 2018. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng từ chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 42% sản lượng thịt lợn hơi cả nước.

Tính tới thời điểm hiện tại đã có tới 20 tỉnh công bố dịch tả lợn châu Phi, gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Bắc Ninh và mới nhất là Lai Châu.

Tuy nhiên, lượng lợn bị bệnh và tiêu hủy chỉ chiếm khoảng 0,08% so với tổng nguồn cung trong năm. Các cơ quan chức năng đều khẳng định, hiện nay nguồn cung trong nước vẫn được bảo đảm, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân và các hoạt động sản xuất, chế biến.

Theo đánh giá, hiện nay ngành chăn nuôi lợn nước ta vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: Năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao, chất lượng và an toàn thực phẩm chưa ổn định, sức cạnh tranh thấp… Nguyên nhân là do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm ở nước ta đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; mật độ chăn nuôi cao, xen lẫn trong các khu dân cư, lại không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nên càng làm cho công tác kiểm soát dịch bệnh thêm khó khăn và phức tạp.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định là vấn đề chăn nuôi an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như lở mồm long móng, tai xanh và hiện nay là bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn, tỷ lệ lợn chết lên đến 100%.

Mặc dù các ngành chức năng đã vào cuộc tích cực, song nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn cao. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do nhận thức về phòng, chống dịch bệnh của người chăn nuôi còn chủ quan, lơ là và thiếu trách nhiệm. Đáng lo nhất là tình trạng người dân vẫn còn vứt xác lợn chết bừa bãi ra môi trường khiến công tác kiểm soát, ngăn chặn bệnh dịch rất khó khăn.

Nguồn. Kinh tế & Đô thị

Tin khác

Vì sao năm Ất Tỵ 2025 có đến 384 ngày?

Năm Ất Tỵ 2025 có đến hai tháng 6 và dài tổng cộng 384 ngày.…

13/01/2025

Phòng An ninh kinh tế – CATP: Phát hiện, xử lý vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường

Tháng 10/2024, Đội An ninh năng lượng, tài nguyên và môi trường thuộc Phòng An…

13/01/2025

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo mua bán nhà đất

Trong tình hình giá bất động sản liên tục biến động, không ít người mua…

12/01/2025

Liên minh Hợp tác xã thành phố xác định 11 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Sáng 12-1, Liên minh Hợp tác xã (HTX) thành phố tổ chức hội nghị tổng…

12/01/2025

Giá vàng có thể tăng hơn nữa trong năm 2025

Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…

12/01/2025

1 người tử vong do va chạm trong đêm

Khoảng 23 giờ ngày 11/1, trên tuyến đường trục phường Lê Thiện (quận An Dương)…

12/01/2025

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More