Văn hóa

Gia đình dấu yêu: Quê hương trong chiếc va li

Trước ngày tạm biệt gia đình trở lại Hà Nội sau kỳ nghỉ tết, chị bạn tôi ở Hải Phòng được bố gói ghém đủ sản vật quê hương trong chiếc va li: nào cá mú, cá thu đã cắt sẵn, nào chả mực, chục trứng gà tre, chùm khế ngọt vườn nhà.

– ​Minh họa: Văn Nguyễn

Bữa cơm đầu tiên ở “đất khách”, mở chiếc thùng xốp bố gói ghém cho từng món, nước mắt cứ thế ứa ra. Chẳng phải cao lương mỹ vị, cũng không phải những lời yêu thương có cánh, mở từng gói đồ ăn đã thấy bao nhiêu yêu thương của bố. Chị sống ở Hà Nội gần 20 năm, tính cả thời sinh viên. Từ Hà Nội chạy về Hải Phòng có hơn 1 giờ lái xe, thế mà với ông bố ở quê nhà, mỗi đứa con, dù nay đã bao nhiêu tuổi vẫn là những đứa trẻ còn non nớt.

Tôi giống chị, từ thời sinh viên ăn đói mặc khổ, lúc nào cũng mong ngóng đến ngày tết được về nhà. Sau khi được ăn no nê thỏa thích những món ngon mẹ nấu, hết tết, ra bến xe về lại trường ĐH là bố đã gói sẵn cả một thùng xốp đựng tôm, cá, chiếc va li còn lại thì ú hụ bánh trái. Có khi một chùm nho bố mới cúng trên bàn thờ tối qua, thương con ở xa thiếu thốn, bố cũng hạ xuống, gói cẩn thận bằng chục tờ giấy, dăm cái bịch xốp, tới nơi mở ra ăn mà thấy mũi cay sè.

Ngẫm ra, tôi hay chị, và muôn vàn những đứa con sống xa nhà, lập nghiệp ở xa vòng tay cha mẹ đều thích chiếc va li “xách tay” như thế. “Quê hương trong chiếc va li”, là từ tôi hay ví von tài sản quý giá của bất cứ đứa con nào trong hành trình trở về thành phố. Nhìn vào chiếc va li đứa con mang về từ quê nhà, có khi đoán trúng phóc bạn đó quê ở đâu. Nải chuối sáp, mớ rau dền vừa hái từ mảnh sân vườn, bịch ớt hiểm cay, mớ cá đồng mới tát đìa, cả những chùm ổi từ cái cây đầu hiên mới bói. Dẫu biết rằng các con chỉ ăn được dăm bữa, nửa tháng là hết, hoặc bây giờ kinh tế các con đã khá giả, mua được bao thứ thơm ngon trong các nhà hàng, nhưng mỗi món ăn quê nhà là hiện hữu của yêu thương.

Bạn gái thân thiết nhất của tôi thời ĐH, có lần nhìn tôi dỡ từng quả trứng, con cá từ chiếc thùng bố mẹ gửi cho bạn vội quay mặt đi, giấu đôi mắt đang có nước. Bố của bạn không còn, nếu còn sống tới bây giờ, chắc chắn bạn cũng được bố chăm chút cho từng món đồ khi con gái ở xa. Có những thứ không bao giờ trở lại, để ta thêm trân quý hiện tại – là những món quà. Nếu hôm nay trên tay ta là chiếc “va li quê hương”, ta đang là người hạnh phúc nhất bởi còn cha, còn mẹ.

Nguồn tin: Báo Thanh niên

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More