Kinh tế

Giá điện sẽ tăng sốc nếu “cõng” thêm các khoản lỗ của EVN

Theo nhận định của các chuyên gia năng lượng, việc cộng thêm các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá hàng chục nghìn tỉ đồng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào giá bán lẻ điện bình quân có thể khiến giá điện tăng sốc.

Giá điện sẽ tăng sốc

Giá bán lẻ điện bình quân dự kiến tính thêm chênh lệch tỉ giá, lỗ sản xuất kinh doanh, những khoản vốn chưa được tính vào giá điện. Đó là điểm mới tại dự thảo quyết định sửa đổi Quyết định 24/2017 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, được Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng.

Quy định này được Bộ Công Thương bổ sung dựa trên yêu cầu của Thanh tra Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, khi cho rằng hiện nay chưa có cơ chế để EVN xử lý các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá và các chi phí khác chưa được tính vào giá điện.

Giá bán lẻ điện bình quân dự kiến tính thêm chênh lệch tỷ giá, lỗ sản xuất kinh doanh, những khoản vốn chưa được tính vào giá điện. Ảnh: EVN.

Nhận định với Lao Động về vấn đề này, TS Ngô Đức Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công Thương) cho rằng, nếu thực hiện theo đúng Quyết định 24, ngành điện đã tiến một bước tới thị trường điện, giá sát thị trường hơn.

Nhưng vừa rồi, việc thực thi quyết định này chưa được tuân thủ đúng và trong bối cảnh thị trường còn nhiều bất cập, việc thay đổi cơ chế điều chỉnh là hợp lý.

Tôi cho rằng, ngành điện và các đơn vị liên quan cần thực hiện đúng các quy định hiện hành của Quyết định 24. Không thể vì ngành điện dự báo không sát thực tế khiến chi phí nguyên liệu đầu vào cho phát điện tăng thì lại yêu cầu sửa giá bán lẻ điện bình quân. Điều này dẫn đến việc không nhất quán, trở thành tiền lệ xấu cứ lỗ là đề nghị sửa“, ông Lâm cho hay.

Ông Lâm cũng cho biết, việc cộng thêm các khoản lỗ, chênh lệch tỉ giá hàng chục nghìn tỉ đồng vào giá bán lẻ điện bình quân có thể khiến giá tăng sốc. Để tránh nguy cơ này, dự thảo sửa đổi cần bổ sung quy định về tỉ lệ, lộ trình phân bổ phù hợp, đồng thời cần làm rõ công thức tính giá điện mới, minh bạch và phân tách cụ thể chi phí của từng khâu tạo nên giá thành sản xuất kinh doanh điện.

Theo Luật Giá năm 2012, ngành điện đã đủ mọi điều kiện để đầu tư và tái phát triển, kể cả cuộc sống của những người làm trong ngành điện. Vì tất cả chi phí đều được tính vào giá thành. Ngoài giá thành, Nhà nước còn tính định mức hợp lý cho số lãi để cho ngành điện phát triển và đảm bảo phúc lợi.

Tôi nghĩ rằng, cách tính giá điện hiện nay của Bộ Công Thương không đảm bảo nguyên tắc tổng doanh thu điện sinh hoạt được tính theo từng bậc (5, 6 bậc) cho khách hàng (gọi là T2) phải cân bằng với tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân (gọi là T1)“, ông nói.

Giá bán lẻ điện bình quân tăng đều qua các năm. Ảnh: Văn Thắng.

Cũng theo TS Ngô Đức Lâm, các đoàn thanh tra hằng năm kiểm toán cũng không công bố các con số này. Trong khi đó, nếu ngay từ đầu công khai, đảm bảo đủ nguyên tắc T1 luôn bằng T2 thì dù có chia 3 hay 5, 7 bậc, giá trung bình tính ra cũng đều quay về giá bình quân, không thể cao hơn.

Số lượng từng bậc sử dụng bao nhiêu điện rất dễ để tính toán. Nếu như kiểm toán thì sẽ biết bậc 1, bậc 2,… sẽ dùng hết bao nhiêu điện, nhân với giá điện sẽ tính ngay ra chênh lệch của 5 hoặc 6 bậc ấy với tổng thu nhập của 1 giá điện bình quân nếu không bằng nhau thì đó sẽ là chênh lệch.

Vì vậy, tôi mong muốn phải minh bạch các số liệu trên, thanh tra cần vào cuộc làm rõ. Nếu tổng doanh thu theo bậc từ khách hàng lớn hơn tổng doanh thu tính theo giá điện bình quân, tôi hoàn toàn ủng hộ để áp dụng biểu giá 6 bậc đấy sao cho hợp lý nhất”, ông cho hay.

Phải tách bạch và thị trường hóa các khâu trong sản xuất, kinh doanh điện

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia năng lượng Đào Nhật Đình cho hay, việc đưa khoản chênh lệch tỉ giá này vào giá bán lẻ điện là phù hợp, bởi với khoản lỗ sản xuất kinh doanh, thực chất do giá điện đầu ra chưa thay đổi kịp với diễn biến giá đầu vào.

Trong khi giá điện đang được xác định dựa vào giá bán lẻ bình quân do Chính phủ quy định trên cơ sở tính đủ các chi phí đầu vào (phát điện, truyền tải, phân phối, quản lý…) nhằm đảm bảo ngành điện có lãi để tái đầu tư.

TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, khoản lỗ 26.000 tỉ đồng trong năm 2022 do tác động của giá than, giá khí và các chi phí đầu vào trong khâu sản xuất điện tăng cao là đúng. Do vậy, cần làm rõ vai trò của EVN trong đánh giá, dự báo về xu hướng giá, hoạt động quản lý, đàm phán mua điện của các nhà cung cấp để góp phần giảm lỗ.

Bởi trong thực tế có công ty con trong ngành điện vẫn ghi nhận lãi, nhưng công ty mẹ lỗ. Như vậy mức lỗ được công bố có bao gồm các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ được phân bổ vào giá điện, gây áp lực lớn cho người dân khi giá điện tăng liên tục.

Phó viện trưởng VEPR góp ý, cơ quan quản lý cần bóc tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối trong giá thành điện để minh bạch, rõ ràng hơn. Và giá điện cần nằm trong tổng thể chiến lược phát triển thị trường điện, để dần sát thị trường hơn.

Phải tách bạch và thị trường hóa các khâu trong sản xuất, kinh doanh điện, trừ truyền tải do yếu tố đặc thù kỹ thuật, an ninh năng lượng. Còn phân phối, bán lẻ điện cần được thị trường hóa để tăng tỷ trọng đầu tư vào các dự án điện, cạnh tranh và giảm lỗ, chi phí khi tối ưu hóa sản xuất, kinh doanh“, ông bình luận.

Cường Ngô

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Viettel sẵn sàng tạo lập cầu nối để 5G thực sự trở thành động lực góp phần thay đổi cuộc sống

Ngày 17/12, tại thành phố Hồ Chí Minh, hơn 1000 đối tác, doanh nghiệp, khách…

19/12/2024

Huyện An Dương hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024

Sáng 19/12, theo thông tin từ UBND huyện An Dương, qua rà soát, đánh giá…

19/12/2024

Lãnh đạo thành phố dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Sáng 19-12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân…

19/12/2024

Định hướng sắp xếp sở, ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện nghị quyết 18 của Chính…

19/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More