Giả cơ quan công quyền hù dọa để chiếm đoạt tiền của bị hại

Đây là thủ đoạn lừa đảo trên mạng khá tinh vi, xảo quyệt, thâm độc khi một số đối tượng giả danh cán bộ công an, viện kiểm sát, tòa án… liên tiếp tung ra các chiêu trò “khủng bố tinh thần” bị hại với cường độ mãnh liệt để dễ bề chiếm đoạt tài sản, tiền bạc của họ. Mặc dù phương thức này khá phổ biến, diễn ra trong thời gian dài, rất nhiều người mắc phải gây nhức nhối trong dư luận xã hội, song vẫn còn nhiều trường hợp sập bẫy bọn lừa đảo.

Đối tượng thường sử dụng các số điện thoại có đầu số tương tự như +840236.38223…; +0840236.388.92…; +08424382568… hoặc giả danh và tự xưng là “nhân viên bưu điện VNPost” đòi nợ tiền ngân hàng, nợ tiền cước điện thoại, hoặc bưu phẩm chứa hàng cấm… của bị hại. Khi nạn nhân thắc mắc khẳng định không dính dáng gì vào việc trên thì được nối máy với đầu dây khác.

Từ số máy này, một người tự xưng là cán bộ điều tra của Bộ Công an nói chuyện với nạn nhân. Đối tượng giả danh công an này thông báo cho bị hại biết, ông (bà) đang bị nghi ngờ có hoạt động rửa tiền, mua bán trái phép chất cấm, liên quan đến nhóm hoạt động phạm pháp đang được điều tra. Tiếp đó, chúng gửi cho bị hại 1 đường link dẫn đến 1 trang web có giao diện giống trang web của Cơ quan Công an để chiếm lòng tin của bị hại.

Tại đây, chúng hướng dẫn bị hại tải văn bản đã chuẩn bị sẵn (là một bản giả quyết định của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án có liên quan đến vụ án, có thông tin của bị hại). Đến lúc này, do tâm lý lo sợ, do đòn “khủng bố tinh thần” ghê gớm của bọn lừa đảo làm tê liệt sự tỉnh táo, khôn ngoan của bản thân nên bị hại hoàn toàn tin vào các đối tượng.

Sau khi dụ được “con mồi” vào tròng, đối tượng sử dụng số điện thoại bàn mã vùng để gọi và sẽ có nhiều yêu cầu đối với bị hại, như: nộp tiền vào tài khoản “công an” để chứng minh là “tiền sạch”, sau 1 đến 2 ngày sẽ trả; yêu cầu bị hại giữ máy cho đến khi ra ngân hàng chuyển hết tiền vào tài khoản chúng yêu cầu, hoặc chúng sẽ đề nghị bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản và đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo giả danh công an cung cấp.

Chúng thường lý giải cho công đoạn này là mục đích để kiểm tra, xác minh, giám định số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không và giám sát tài khoản này của bị hại. Từ đó buộc nạn nhân cung cấp toàn bộ tên đăng nhập và mã kích hoạt để chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking.

Với thủ đoạn như trên, các đối tượng khiến bị hại nghĩ rằng tiền vẫn trong tài khoản đứng tên mình nên không mất. Mặt khác, đối với các nhân viên của các ngân hàng khi khách đến giao dịch chuyển, nộp tiền vào tài khoản của chính họ nên nghĩ rằng không phát sinh vấn đề lừa đảo tội phạm gì ở đây, từ đó không biết để cảnh báo với khách hành về nguy cơ tài khoản bị xâm hại.

Khi thực hiện xong thao tác cuối của kịch bản lừa đảo, các đối tượng đã sử dụng dịch vụ Internet Banking để chuyển tiền sang các tài khoản ngân hàng khác và rút ra chiếm đoạt.

Nguồn tin: CATP

Tin khác

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng: Tiếp tục lan tỏa tinh thần “Lương y như từ mẫu, Thầy thuốc như mẹ hiền”

Sáng 17/7, Đảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng…

17/07/2024

Học sinh Trường THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng trở thành thủ khoa toàn quốc khối B00 Kỳ thi TN THPT năm 2024

Với tổng điểm 29,55 điểm, Nguyễn Đặng Linh Chi, học sinh lớp 12 chuyên Hoá…

17/07/2024

Hải Phòng xuất hiện thêm ổ dịch tả lợn Châu Phi

Sau khi bùng phát tại xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, dịch tả lợn Châu…

17/07/2024

Thủ khoa của cả nước đạt 29,75 điểm

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, mức điểm cao nhất năm 2024 là thí sinh…

17/07/2024

Sẵn sàng cho Lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Bến Rừng

Chiều 16/7, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác…

16/07/2024

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy đầu tư công năm 2024

Sáng 16/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc…

16/07/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More