Theo Sở Công Thương thành phố, thời gian qua quá trình hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng của Việt Nam đã diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Đó là sự tham gia của Việt Nam tại các Hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đến nay, 15 Hiệp định đã có hiệu lực, 01 Hiệp định đã chính thức ký kết chờ hiệu lực và 03 Hiệp định đang trong quá trình đàm phán, nền kinh tế vĩ mô phát triển vững chắc, ổn định.
Phát biểu tại khai mạc Lớp tập huấn, Giám đốc Sở Công Thương Nguyễn Văn Thành cho biết, Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) là Hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối. Trong đó, Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện ATIGA từ năm 1996. Về cách thức chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ATIGA hiện được thực hiện theo hai cơ chế, đó là cấp C/O và tự chứng nhận xuất xứ. Việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thương nhân tự thực hiện khai báo xuất xứ của hàng hóa thay cho việc tổ chức có thẩm quyền thực hiện cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế; tiết kiệm chi phí, tiết kiệm nhân lực, chủ động thời gian so với cơ chế truyền thống đề nghị tổ chức có thẩm quyền cấp C/O. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được các quốc gia phát triển trên thế giới áp dụng rộng rãi trong những năm gần đây.
Giám đốc Sở Công Thương cũng cho biết thêm, để song hành cùng các Hiệp hội và doanh nghiệp thành phố trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tận dụng tốt những ưu đãi do các Hiệp định thương mại đem lại. Thời gian tới, Sở Công Thương dự kiến sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị có chức năng tổ chức các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa để đáp ứng điều kiện quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hiện nay.
Tại Lớp tập huấn, đại diện các doanh nghiệp được tập huấn các nội dung liên quan đến Quy tắc xuất xứ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN và Hướng dẫn triển khai C/O điện tử trong VKFTA, AKFTA do các chuyên gia đến từ Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương hỗ trợ, hướng dẫn. Trong khuôn khổ Lớp tập huấn, các đại biểu và diễn giả cùng trao đổi, thảo luận những vấn đề liên quan trong quá trình khai báo và làm thủ tục…
Theo số liệu thống kê, tại Hải Phòng, 9 tháng đầu năm 2023 một số chỉ tiêu cơ bản về lĩnh vực công thương của thành phố vẫn đạt được những kết quả nhất định, tổng kim ngạch xuất khẩu: Ước đạt 20,97 tỷ USD, tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 67,63% kế hoạch năm; tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 19,33 tỷ USD, giảm 2,04% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 64,45% kế hoạch năm; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 144.518,2 tỷ đồng, đạt 73,78% kế hoạch năm; chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 12,7% so với năm 2022… Do vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp hiểu rõ và vận dụng những ưu đãi do các Hiệp định thương mại đem lại trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết và góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn thành phố.
Minh Hảo
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu (gọi tắt là Cảng Hoàng Diệu) thông báo…
HĐND TP Hải Phòng vừa ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ…
Từ ngày 20/12 đến hết ngày 27/12/2024, tại Nhà trưng bày Triển lãm-Trung tâm Thông…
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Thị trường bất động sản Thủy Nguyên (Hải Phòng) đang ngày càng sôi động, nhất…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More