Tỷ giá tăng không phải do nhu cầu nhập điện đột xuất
Sáng 11.7, Vietcombank niêm yết giá mua-bán USD ở mức 23.450-23.820 đồng/USD.
Như Lao Động đã đưa tin, ngày 6.7, Công ty Chứng khoán Maybank Việt Nam (MBKE) công bố báo cáo cho rằng: “Nguyên nhân khiến tỷ giá bật tăng theo tìm hiểu ban đầu được cho là do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện trong khi chênh lệch lãi suất USD và VND cao khiến dòng tiền thực chảy vào Việt Nam chưa được dồi dào“.
Trước nhận định cho rằng, EVN là nguyên nhân đẩy tỷ giá lên cao, trả lời phóng viên báo Lao Động, đại diện EVN cho biết: “Không có cơ sở để cho rằng tỷ giá bật tăng do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện. Theo số liệu thống kê từ EVN, trong tháng 6.2023, sản lượng điện nhập khẩu chỉ là khoảng 375 triệu kWh (chiếm tỷ trọng khoảng 1,5% tổng sản lượng nguồn điện trong hệ thống).
Kinh phí mua điện nhập khẩu được thanh toán một phần là tiền Việt Nam và một phần là ngoại tệ USD.
Với mức sản lượng điện nhập khẩu của tháng 6.2023, phần kinh phí được thanh toán bằng ngoại tệ chỉ ở mức khoảng 14,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên toàn bộ thị trường ngoại hối.
Ngoài ra, EVN cho biết mức sản lượng nhập khẩu điện của tháng 6 chỉ ở mức trung bình trong các tháng đầu năm, như vậy, nhu cầu thanh toán ngoại tệ do việc nhập khẩu điện trong tháng 6 không hề có sự đột biến. Với các lý do như trên, có thể khẳng định không có cơ sở để cho rằng tỷ giá bật tăng do nhu cầu USD đột xuất từ EVN để trả tiền nhập khẩu điện“.
Tỷ giá tăng do đâu?
Nói về nguyên nhân đẩy tỷ giá bất ngờ tăng, trao đổi với phóng viên báo Lao Động, một chuyên gia cho rằng, lãi suất liên ngân hàng qua đêm VND đang thấp hơn lãi suất liên ngân hàng USD.
“Trong hệ thống interbank (liên ngân hàng) sẽ có dòng vốn đầu cơ USD vì thanh khoản VND đang dư thừa. Thông thường, khi thanh khoản dư thừa, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái hút bớt tiền về bằng các công cụ điều hành. Tuy nhiên, đến giờ vẫn chưa thấy Ngân hàng Nhà nước sử dụng công cụ tín phiếu để hút bớt tiền về”, chuyên gia này cho biết.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Minh Tuấn, Tổng Giám đốc AFA Capital nhận định: “Việc không giải ngân cho vay được đã khiến tiền ứ đọng trên thị trường liên ngân hàng. Mặt khác, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đang rất thấp so với USD. Điều này có thể dẫn đến việc đầu cơ đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng và doanh nghiệp”.
Để tránh xảy ra việc găm giữ đô la Mỹ, ông Nguyễn Minh Tuấn cho rằng, nhà điều hành có thể cân nhắc hút tiền về thông qua kênh tín phiếu để giảm chênh lệch lãi suất giữa VND và USD, đồng thời có hành động mua vào USD để tăng dự trữ ngoại hối.
Dự báo tỷ giá 2023
Ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối kinh doanh tiền tệ, ngân hàng UOB Việt Nam cho biết: “Tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa sau năm 2023. Tuy nhiên, tỷ giá USD/VND được dự báo dao động không quá +/-2,0% so với đầu năm 2023”.
“Dự báo tỷ giá USD/VND có thể đạt mốc 24.500. Tỷ giá USD/VND có thể tăng vượt mức này nếu đồng USD tăng tốc mạnh nhưng áp lực có thể không mạnh bằng năm trước do năm nay Việt Nam sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao kỷ lục, lạm phát trong xu hướng giảm và dự trữ ngoại hối đang được tích luỹ trở lại”, bà Nguyễn Thị Phương Lam, Trưởng phòng phân tích của VDSC nhận định.
Lan Hương
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Viettel tri ân khách hàng sử dụng…
Sáng 9/1, đồng chí Đào Khánh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng…
Sáng 9-1, Đoàn Bộ Ngoại giao, Hội nhập khu vực và Kiều dân nước Cộng…
UBND thành phố vừa có Quyết định 18/QĐ-UBND chuyển 310 thôn thành 310 tổ dân…
Chiều 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
Ngày 8.1, quận Đồ Sơn (Hải Phòng) phối hợp tổ chức lễ khởi công, động…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More