Văn hóa

Đường Hồ Chí Minh trên biển là Di tích quốc gia đặc biệt

Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển cho TP Hải Phòng, Phú Yên, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau.

Ngày mai (28.11), tỉnh Phú Yên sẽ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển trong Lễ kỷ niệm 60 năm Tàu Không số cập bến Vũng Rô (28.11.1964-28.11.2024) tại Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (thị xã Đông Hòa).

Di tích lịch sử Vũng Rô (thị xã Đông Hòa, Phú Yên). Ảnh: Hoài Luân.

Đường Hồ Chí Minh trên biển là tên gọi của tuyến hậu cần chiến lược trên Biển Đông, đảm bảo nhiệm vụ vận tải quân sự đặc biệt, do Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện bí mật trên Biển Đông, trong kháng chiến chống Mỹ.

Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển. Ảnh: Minh Dư.

Tuyến đường được thành lập ngày 23.10.1961, để vận chuyển tăng cường nguồn nhân lực và vũ khí từ miền Bắc Việt Nam chi viện cho Quân Giải phóng miền Nam.

Suốt 14 năm hoạt động (1961-1975), Đường Hồ Chí Minh trên biển đã vận chuyển hơn 100.000 tấn hàng quân sự, hàng chục nghìn cán bộ từ Bắc vào Nam, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên, Đường Hồ Chí Minh trên biển, trong đó bến Vũng Rô là một mắt xích quan trọng trong hệ thống vận tải quân sự chi viện chiến trường miền Nam. Từ ngày 28.11.1964 đến đầu năm 1965, bến Vũng Rô đã 4 lần đón các chuyến tàu không số cập bến.

Trong đó, 3 lần đón tàu 41 (tàu vỏ sắt do Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hồ Đắc Thạnh làm thuyền trưởng) vào bến thành công, tiếp nhận 200 tấn vũ khí; 1 lần đón tàu 143 (tàu vỏ sắt do thuyền trưởng Lê Văn Thêm phụ trách chở 63 tấn hàng) vào bến nhưng chưa kịp rời bến thì bị địch phát hiện, quân ta cho nổ chìm tàu để xóa dấu vết.

Các chuyến hàng đã cung cấp vũ khí, thuốc men… tạo điều kiện cho quân dân Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk liên tục đánh thắng kẻ địch trên chiến trường, giải phóng nhiều vùng rộng lớn.

Năm 1997, Vũng Rô đã trở thành Di tích lịch sử cấp Quốc gia; đến năm 2001, Bia di tích Bến Vũng Rô đã được xây dựng; sau đó, Đài tưởng niệm Vũng Rô hoàn thành để mãi khắc ghi một sự kiện oai hùng trong lịch sử chiến tranh dân tộc.

Hoài Luân

Nguồn tin: Báo Lao động

Tin khác

Roaming tưng bừng – mừng đại lễ: Viettel áp dụng ưu đãi lớn chưa từng có

Nhân dịp 30/4-1/5, từ 11/4-31/5/2025, Viettel triển khai chương trình ưu đãi nhân đôi lưu…

11/04/2025

Hải Phòng tham gia xúc tiến, quảng bá du lịch tại Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2025

Sáng 10/4/2025,  tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội (Cung Văn hóa…

10/04/2025

Hội nghị Thành ủy lần thứ 19: Quyết tâm, đồng lòng hoàn thành nhiệm vụ kép

Chiều 9-4, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ…

10/04/2025

Kế hoạch sắp xếp ĐVHC, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 07/4/2025, Chính phủ có Nghị quyết số 74/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện…

09/04/2025