Sáng 16-4, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về logistics, bàn các giải pháp giảm chi phí, kết nối hiệu quả cao hệ thống hạ tầng giao thông. Cùng dự có Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương; các tổ chức trong nước và quốc tế liên quan. Tại điểm cầu Hải Phòng, đồng chí Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch UBND thành phố và đại diện lãnh đạo các sở, ngành, các địa phương, doanh nghiệp, các hiệp hội cùng dự.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến
Theo Bộ Giao thông- Vận tải, chuỗi dịch vụ logistics của ViệtNambắt đầu phát triển trên cơ sở dịch vụ giao nhận vận tải từ những năm 86. Tuy nhiên theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ số hiệu quả dịch vụ logistics của ViệtNamhiện đứng thứ 64/160 nước trên thế giới. Tốc độ phát triển bình quân hằng năm của ngành logistics ViệtNamkhoảng 14-16%. Theo nhận định, đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của đất nước trong những năm gần đây. Hiện nay, vấn đề nổi cộm nhất là chi phí logistics của ViệtNamở mức cao. Cụ thể, WB đưa ra chi phí logistics của ViệtNamtương đương 20,9% so với GDP, trong đó chi phí vận tải chiếm khoảng 59%. Do vậy, việc cắt giảm chi phí logistics và chi phí vận tải là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay, có ý nghĩa rất lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế, nhất là trong bối cảnh hội nhập.
Tại hội nghị, một số doanh nghiệp, tổ chức đưa ra ý kiến đánh giá về phát triển logistics ViệtNamcòn quá yếu, chủ yếu do các doanh nghiệp nước ngoài nắm thị phần. Giải pháp phát triển logistics ViệtNamcần được nhìn nhận đúng mức. Cụ thể, cần có sự kết nối các loại hình giao thông, quy hoạch kho bãi, có các giải pháp về công nghệ thông tin. Mặt khác, có thể sáp nhập một số doanh nghiệp thành doanh nghiệp mạnh, xây dựng sàn giao dịch lớn, bao trùm các hoạt động trong chuỗi logistics…Làm được như vậy, chi phí logistics sẽ giảm, tạo cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ ra những bất cập ở lĩnh vực logistics trong nước, đó là thiếu kết nối và manh mún, dẫn đến tăng chi phí, không tạo sự liên kết hiệu quả cao của hệ thống giao thông phục vụ phát triển logistics, dịch vụ cảng biển. Thủ tướng nhấn mạnh, lĩnh vực logistics là 1 trong 4 vấn đề lớn được Chính phủ đặc biệt quan tâm hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập thương mại đang từng bước được mở rộng, cạnh tranh thương mại, cạnh tranh xuất nhập khẩu, cần phải hạ thấp cước phí logistics để tạo sức cạnh tranh cho hàng hóa. Trước yêu cầu đặt ra, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung giải quyết 6 vấn đề: đó là nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, giảm giá cước vận tải, ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực. Cùng đó, cần đề xuất, báo cáo Chính phủ về cơ chế cho hoạt động logistics, bao gồm: đơn giản thủ tục hành chính về hải quan, xây dựng hạ tầng giao thông kết nối các loại hình vận tải, xây dựng hạ tầng sau cảng biển với hệ thống kho tàng, bến bãi, phát triển đường thủy nội địa, đường sắt trong cảng…Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông-Vận tải, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng dự thảo cơ chế, quyết tâm đưa Việt Nam trở thành đầu mối trung chuyển hàng hóa của khu vực, trong đó ưu tiên hợp tác quốc tế, chủ động phát huy mọi nguồn lực, đưa logistics Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Báo Hải Phòng 17/4/2018
Sáng 22/12, tại trường Liên cấp Alpha, quận Dương Kinh, Tập đoàn Giáo dục EQuest…
Đến nay, Bộ Nội vụ cơ bản hoàn thành toàn bộ các báo cáo, đề…
Chiều 20/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành…
Sáng 20/12, thông tin từ Công an huyện Thủy Nguyên, trên địa bàn huyện vừa…
Chiều 20/12, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị Tổng kết và…
Ngày 20/12, thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (Sở…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More