Cụ thể, tuyến cao tốc này sẽ thu phí hoàn toàn bằng thu phí tự động không dừng, không có thu phí thủ công. Chỉ có phương tiện dán thẻ và nạp tiền sử dụng dịch vụ mới được lưu thông trên tuyến cao tốc này.
Sau thời gian thí điểm, các đơn vị sẽ tổng kết, đánh giá và mở rộng ra các tuyến cao tốc trên cả nước, trọng tâm là các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam sắp hoàn thành.
Hiện nay, tuyến cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và Cầu Giẽ-Ninh Bình hiện đang thu phí liên thông và có lưu lượng phương tiện khoảng 60.000 lượt xe/ngày, thuộc diện cao nhất, nhì cả nước.
Các phương tiện lưu thông qua đầy sử dụng thu phí không dừng khá thuận tiện, bên cạnh một số trục trặc nhỏ đã và đang được cơ quan chức năng và các nhà đầu tư khắc phục. Dù là vậy, đến nay, số phương tiện dán thẻ thu phí không dừng và sử dụng dịch vụ này mới chiếm khoảng 1/3 số phương tiện lưu thông qua.
Theo Công ty BOT Pháp Vân-Cầu Giẽ, tuyến cao tốc này thực hiện thu phí tự động từ tháng 6/2020 ở 40 làn thu phí, nhưng mới chỉ sử dụng có 18 làn. Đến nay, tỷ lệ phương tiện sử dụng dịch vụ mới chiếm khoảng trên 40% trong tổng số lưu lượng phương tiện qua trạm, chưa tương xứng với số tiền đầu tư.
Nhiều chủ phương tiện chưa dán thẻ, hoặc đã dán nhưng tài khoản không đủ tiền vẫn đi vào làn ETC, gây ùn tắc. Theo lãnh đạo Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI, Chủ đầu tư cao tốc Hà Nội-Hải Phòng), từ khi dịch vụ thu phí không dừng đưa vào sử dụng, tỷ lệ xe sử dụng dịch vụ thu phí ETC rất thấp, chỉ đạt trung bình khoảng 25% tổng lưu lượng xe trên tuyến.
Tại các trạm thu phí, dù đã mở 2-3 làn hỗn hợp nhưng vẫn thường xuyên xảy ra hiện tượng ùn tắc, lượng xe xếp hàng qua trạm kéo dài thường xuyên từ 300-500m.
Ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, việc tuyên truyền chưa mang lại hiệu quả như mong muốn nên số lượng phương tiện dán thẻ và sử dụng dịch vụ chưa cao.
Cả nước đã có hơn 2 triệu xe ô tô dán thẻ thu phí không dừng nhưng mới có khoảng 50% số lượng phương tiện sử dụng dịch vụ.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, trước khi thực hiện thí điểm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ tuyên truyền trong 4 tháng để người dân chuẩn bị, dán thẻ ETC để lưu thông trong thời gian từ nay đến hết quý I/2022.
Sau thời gian này, xe không có đủ điều kiện thu phí không dừng sẽ không được lưu thông trên tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng.
Thống kê của Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), hiện đã có 63 trạm lắp đủ 100% làn thu phí ETC (4-8 làn), có 30 trạm đã lắp hơn 3 làn, còn 19 trạm mới lắp đặt được 2 làn.
Hiện, cả nước vẫn còn hơn 120 làn thu phí chưa được lắp đặt hệ thống thu phí không dừng. Dự kiến, sẽ đóng 62 làn thủ công sau khi vận hành thu phí điện tử không dừng.
Vũ Khoa/giaothonghanoi
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More