Dự án đang trong quá trình chuẩn bị khẩn trương để có thể sớm khởi công trong năm 2020, thiết thực chào mừng Đại hội 16 của Đảng bộ thành phố, Đại hội 13 của Đảng.
Góp phần mở mang đô thị mới bên kia sông Cấm
Theo ông Tạ Viết Đông, Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển đô thị và đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hải Phòng (đơn vị chuẩn bị đầu tư), xây dựng Khu đô thị mới Bắc sông Cấm là bước đột phá trong phát triển đô thị Hải Phòng, tiến sang phía bên kia bờ sông Cấm nhằm hình thành khu vực đô thị mới hiện đại, văn minh, năng động nhất Hải Phòng và cả khu vực. Với sự quyết tâm cao độ của thành phố, trong nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 15, thành phố đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; các khu tái định cư; cầu Hoàng Văn Thụ… Và bây giờ, dự án tuyến đê tả Bắc sông Cấm được thực hiện tiếp tục thể hiện quyết tâm cao của thành phố Hải Phòng nhằm bảo đảm các điều kiện để phát triển khu vực đô thị mới theo đúng tiêu chí đề ra và mong muốn của thành phố.
Với ý nghĩa đó, dự án xây dựng tuyến đê tả Bắc sông Cấm không chỉ là công trình thay thế tuyến đê hiện tại nhằm bảo đảm công tác phòng, chống bão lũ, ngăn triều, nước biển dâng, giảm nhẹ thiên tai mà còn tạo kết nối giao thông với Khu đô thị mới Bắc sông Cấm và Khu công nghiệp Đình Vũ-Cát Hải; Khu công nghiệp VSIP…, góp phần làm gia tăng quỹ đất để phát triển đô thị, tạo cảnh quan phát triển kinh tế, du lịch hai bên bờ sông, phù hợp với định hướng phát triển đô thị, phát triển KTXH của huyện Thủy Nguyên và thành phố.
Đáng chú ý, dự án đã được nghiên cứu, cập nhật định hướng phát triển thành phố Hải Phòng theo tinh thần Nghị quyết 45 ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phù hợp với phương án điều chỉnh cục bộ tuyến đê tả sông Cấm đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương; phù hợp với định hướng quy hoạch phòng, chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình…
Như vậy, tuyến đê tả sông Cấm đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đề ra, là một trong những dự án quan trọng của thành phố, cần thiết sớm được đầu tư xây dựng.
Đầu tư xứng tầm
Với ý nghĩa quan trọng đó, Ban Thường vụ Thành ủy, HĐND thành phố cùng thống nhất quan điểm đầu tư xây dựng tuyến đê tả sông Cấm xứng tầm phát triển Hải Phòng với tầm nhìn dài hạn, theo đúng tinh thần Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và những định hướng phát triển lớn sẽ được quyết định tại Đại hội 16 của Đảng bộ thành phố.
Với quy mô và hình thức đầu tư này, tuyến đê tả Bắc sông Cấm bảo đảm được các tiêu chí, yêu cầu đặt ra, đẹp, hiện đại, tích hợp nhiều công năng sử dụng, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của thành phố. Tuyến đê chạy qua các xã Dương Quan, An Lư, Trung Hà, Thủy Triều, Lập Lễ (huyện Thủy Nguyên). Để thực hiện dự án, phải giải phóng mặt bằng liên quan tới khoảng 300 hộ dân, trong đó có 189 hộ có đủ điều kiện bố trí tái định cư. Do đó, Ban quản lý dự án và huyện Thủy Nguyên đã xúc tiến các công việc cần thiết để giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư dự kiến tại xã Lập Lễ, với diện tích 3,7-4ha…
Theo kế hoạch, dự án được thực hiện trong 3 năm 2020-2023. Trong đó, năm 2020 hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và tổ chức xây dựng trong các năm 2021-2023, hoàn thành đưa vào sử dụng quý 4-2023.
Khu vực phía Bắc sông Cấm rất giàu tiềm năng phát triển, mở mang đô thị, công nghiệp và dịch vụ. Trong thời gian tới, thành phố sẽ triển khai xây dựng trung tâm hành chính-chính trị tại Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, chính thức mở mang, phát triển đô thị mới phía huyện Thủy Nguyên. Dự án tuyến đê tả sông Cấm sẽ là một trong những công trình quan trọng, góp phần đắc lực thực hiện chủ trương này của thành phố, để đô thị Hải Phòng có sự bứt phá mạnh mẽ, xứng tầm đô thị trung tâm cấp quốc gia./.
Dự án có tổng vốn đầu tư 2.980 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố. Cụ thể, sẽ xây dựng tuyến đê tả sông Cấm đoạn từ Km25+000 đến Km31+741 với chiều dài tuyến khoảng 6.741m kết hợp đường giao thông. Tường chắn phía ngoài bãi sông bằng bê tông cốt thép kết hợp với đê đắp bằng đất có chiều rộng 5,5m bao gồm phần mặt bê tông rộng 5m và lề 0,5m; cao độ đỉnh đê là 4,6m; độ dốc mái đê m=3. Đường trên đê có mặt cắt ngang 30m gồm hè đường 2x5m; đan rãnh 2x0,3m; lề an toàn 2x 0,25m; lề thô sơ 2x1,7m; mặt đường 2x (2x3,5m) và dải phân cách 1,5m. Cùng với đó, xây dựng cống ngăn triều tại vị trí giao cắt giữa các con sông nhỏ với tuyến đê thiết kế, có khẩu độ cống dự kiến là 4x (3x3)m; cao độ đáy cống -1,0m (hệ lục địa). Đồng thời, xây dựng kè sông Cấm đoạn từ Km25+000 đến Km31+741, dạng tường kè cừ bê tông cốt thép dự ứng lực SW840; dầm mũ bê tông cốt thép kích thước 1,24x1m; nạo vét lòng sông phía trước kè đến cao trình -1,88m. Tổng diện tích đất sử dụng là 128 ha.
Trọng Nhân – Ảnh: Duy Lê
Chiều 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
Từ ngày 6-8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ…
Virus (hMPV) lây qua đường hô hấp, qua giọt bắn, hắt hơi, sổ mũi hoặc…
Thực hiện Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về một…
Để bàn giao mặt bằng phục vụ thi công dự án đầu tư xây dựng…
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (8/1),…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More