Công nghệ

Dự án tái chế rác hữu cơ thành phần compost: Nhiều tiềm năng mở rộng quy mô

Trong 5 năm (2014-2019) triển khai kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh, thành phố có nhiều dự án được thực hiện. Chẳng hạn, như dự án tái tạo kênh đào Tây Nam, ứng dụng lò điện hiệu suất cao cho nhà máy đúc; dự án thu hồi nhiệt thải tại nhà máy xi măng… Trong đó dự án sản xuất phân compost từ rác thải hữu cơ đạt kết quả rõ nét nhất, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Mới đây, tại hội thảo tăng cường kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng, Tiến sĩ Koji Tatakura, chuyên gia phân bón thành phố Kitakyushu, Nhật Bản, một trong thành viên dự án tái chế rác hữu cơ thành phân bón cho biết:

Tôi đi rất nhiều thành phố trên thế giới và nhận thấy rác thải hữu cơ luôn là vấn đề lớn. Tại Hải Phòng, rác thải hữu cơ chiếm gần 50% rác thải của các hộ gia đình, là nguyên nhân gây mùi rất khó chịu, đặc biệt vào mùa hè. Rác thải hữu cơ nếu không được kiểm soát sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, tạo môi trường vi khuẩn, côn trùng phát triển, gây mất an toàn thực phẩm, lây nhiễm bệnh tật. Để giảm thiểu ô nhiễm do loại “rác thải tươi” này chúng ta nên tiếp cận theo hướng coi nó là nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ cung cấp cho nông nghiệp sạch”.

Rác hữu cơ là các loại rác dễ phân huỷ như thức ăn thừa, trái cây, rau củ quả, bã trà, cà phê, cỏ, lá cây, rơm…

Nhân viên Khu liên hiệp xử lý rác Tràng Cát vận hành thiết bị xử lý rác.

Thực hiện dự án, Nhà máy sản xuất phân compost được đầu tư xây dựng tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Tràng Cát. Theo đó, rác thải từ nhà máy xử lý chất thải Tràng Cát được phân loại, lọc ra những chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ. Bằng công nghệ ủ lên men hiếm khí, chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất thành phân compost. Quá trình phân tích thành phần sản phẩm trong phòng thí nghiệm cũng như sử dụng thực tế cho thấy, phân compost thực sự hữu ích với cây trồng. Hiện nay, công suất của nhà máy đạt 70 tấn rác hữu cơ mỗi ngày.

Song, cũng theo tiến sĩ Koji Tatakura, dự án còn nhiều tiềm năng để mở rộng quy mô hơn nữa. Hiện Nhà máy sản xuất phân compost mới hoạt động hơn 30% công suất thiết kế (công suất thiết kế nhà máy là 200 tấn rác/ngày). Còn lượng rất lớn rác hữu cơ chưa được thu gom, xử lý đúng cách, còn để thất thoát ra ngoài môi trường tự nhiên. Việc sản xuất phân compost còn cần nhiều thời gian trong khâu phân loại rác từ Nhà máy xử lý rác thải Tràng Cát.

Để dự án tái chế rác thải rắn hữu cơ thành phân compost được nhân rộng và có chất lượng phân compost tốt, việc phân loại rác cần thực hiện từ hộ gia đình. Việc này cần sự phối hợp đồng bộ trong các khâu tuyên truyền nâng cao ý thức người dân và đầu tư hạ tầng…

Được biết, bước đầu, thông qua hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn, hiện có, gần 30 nhà hàng có nguồn thải hữu cơ lớn thực hiện việc phân loại, cung cấp rác chế biến phân compost. Về lâu dài, thành phố cần xem xét cơ chế khuyến khích người dân tham gia phân loại và tổ chức việc thu gom rác thải sau phân loại một cách hiệu quả, góp phần giảm lượng rác thải ra môi trường; giảm bớt chi phí xử lý rác thải, tạo cơ sở hướng tới mô hình tuần hoàn rác thải hữu cơ.

Bài: Bảo Châu – Ảnh: Hoàng Phước

Nguồn tin: Báo Hải Phòng

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More