ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ THEO NGHỊ ĐỊNH 60 CỦA CHÍNH PHỦ Xử lý nghiêm doanh nghiệp “phớt lờ”

Năm 2018, tỷ lệ doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ theo Nghị định 60 của Chính phủ là 66%, giảm 11% so với năm 2017. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vụ ngừng việc tập thể trên địa bàn trong năm qua…

Đối thoại định kỳ tại Công ty TNHH Văn phòng phẩm quốc tế ISC (Cum công nghiệp Tân Liên)

Những bức xúc không được giải tỏa

Đầu tháng 8 vừa qua, gần 800 công nhân Công ty TNHH Liên doanh KaiNan (phố Hàng Kênh, quận Lê Chân) ngừng việc tập thể. Nguyên nhân của vụ ngừng việc là do doanh nghiệp vi phạm một số chế độ, chính sách lao động như bắt công nhân tăng ca không báo trước, không có thời gian nghỉ giữa ca, người lao động không được nghỉ phép theo quy định…. Người lao động cũng phải làm việc trong môi trường không bảo đảm (thiếu ánh sáng, quạt mát, không có lối thoát hiểm) và thường xuyên bị chủ doanh nghiệp đối xử thiếu tôn trọng… Bức xúc dồn nén dẫn đến ngừng việc tập thể vì theo người lao động phản ánh, mặc dù làm việc ở công ty nhiều năm nay (có người làm hơn 20 năm) nhưng chưa một lần được tham gia đối thoại tại doanh nghiệp. Nhiều người lao động còn chưa được gặp, tiếp xúc với cán bộ công đoàn cơ sở để phản ánh về những bức xúc trên hoặc có phản ánh nhiều lần nhưng chưa được giải đáp… Theo thống kê của Liên đoàn Lao động thành phố, năm 2018, trên địa bàn thành phố xảy ra 6 vụ ngừng việc tập thể, giảm 1 cuộc song tăng hơn 3.000 người tham gia so với cùng kỳ năm 2017. Các đơn vị có
công nhân, lao động ngừng việc tập thể gồm Nhà máy giầy Liên Dinh (Công ty TNHH Đỉnh Vàng) thuộc Công đoàn ngành Công Thương, Công ty TNHH JH Cos Việt Nam (LĐLĐ huyện An Lão), Công ty CP Lisemco trực thuộc Công đoàn Tổng công ty lắp máy Việt Nam, Nhà máy giầy Sao Vàng An Lão và Tiên Lãng (Công ty TNHH Sao Vàng) và Công ty TNHH Kainan. Nguyên nhân của các vụ ngừng việc do các doanh nghiệp vi phạm về quyền lợi của người lao động như nợ lương, BHXH, BHYT, vi phạm quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi…. và một số lợi ích như tiền ăn ca, phụ cấp chuyên cần, thâm niên… Một nguyên nhân quan trọng của hầu hết các vụ ngừng việc là doanh nghiệp chưa quan tâm đến thương lượng, thỏa thuận, đối thoại trực tiếp trong giải quyết quyền và lợi ích của người lao động, mà chỉ tổ chức đối thoại khi xảy ra ngừng việc tập thể.

 Tổ chức đối thoại bảo đảmthực chất, dân chủ

Theo Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hoàng Đình Long, năm 2018, các cấp công đoàn thành phố phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở, trong đó có đối thoại định kỳ theo quy định tại Nghị định 60 của Chính phủ. Việc tổ chức đối thoại được các đơn vị lồng ghép vào các cuộc giao ban hằng tháng, quý và năm, có đơn vị tiến hành tổ chức đối thoại định kỳ hằng tháng với công nhân lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp duy trì tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động chưa cao, nhất là trong các doanh nghiệp có dưới 20 lao động. Ở một số nơi, tính dân chủ của người lao động chưa được phát huy hiệu quả, việc bầu đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại và hoạt động của tổ đối thoại còn hạn chế. Trong khi đó, các đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về lao động đối với việc thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp chủ yếu nhắc nhở, hướng dẫn, chưa xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, nên sau đó nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục tái phạm. Đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm, thiếu về kỹ năng, nghiệp vụ, vai trò còn mờ nhạt, chưa chủ động phối hợp người sử dụng lao động trong tổ chức đối thoại, tháo gỡ, giải quyết các kiến nghị của người lao động… Năm 2019, các cấp công đoàn thành phố đẩy mạnh phối hợp giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo Nghị định 60 của Chính phủ; phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Cùng với đó, chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động, thủ trưởng các cơ quan đơn vị tổ chức, duy trì hoạt động đối thoại định kỳ bảo đảm thực chất, dân chủ để người lao động được tham gia ý kiến, giải đáp tâm tư, nguyện vọng, bức xúc trong quan hệ lao động. Các cấp công đoàn tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ công đoàn cơ sở về đối thoại tại nơi làm việc, kỹ năng lấy ý kiến người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại, tổng hợp ý kiến, điều hành cuộc đối thoại…. Bên cạnh đó, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc linh hoạt theo điều kiện của từng doanh nghiệp, đa dạng các kênh đối thoại như họp định kỳ 1-3 tháng/lần, họp trước ca làm việc từ 10-15 phút, lập hòm thư góp ý, bảng tin, mạng nội bộ, website…

NHẬT HUY – Báo Hải Phòng  24/12/2018

Tin khác

Hiện trường vụ cháy nhà hàng Vua Ba ba ở Hải Phòng

Chiều 30.9, Công an TP Hải Phòng thông tin vụ cháy xảy ra tại số…

30/09/2024

Xuất hiện cơn bão rất mạnh gần Biển Đông

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, hiện nay (30/9),…

30/09/2024

Không khí lạnh sắp bao trùm miền Bắc, nhiệt độ giảm sâu

Cơ quan khí tượng cho biết do tác động của không khí lạnh, ngày 1.10,…

30/09/2024

Thực tập phương án PCCC & CNCH tại Trường THCS Chu Văn An

Hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (04/10)”, Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công…

30/09/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More