Giáo dục

Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp THPT sau năm 2025

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025 trở đi vẫn được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng.

Chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 là nội dung quan trọng trong nhiệm vụ năm học 2022-2023 liên quan tới quản lý chất lượng của Bộ GD&ĐT.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 sẽ giữ ổn định

Việc đầu tiên được Bộ GD&ĐT lưu ý tại văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học ở lĩnh vực này là việc chuẩn bị sớm các điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 ở tất cả các khâu.

Trong đó có việc xây dựng đề thi, phương án tổ chức kỳ thi đảm bảo an ninh, an toàn, dự phòng các rủi ro phát sinh, ứng phó với dịch bệnh, thiên tai.

Kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 sẽ giữ ổn định. Tuy nhiên đây là năm cuối cùng trước khi chuyển sang một giai đoạn mới.

Vì vậy, bên cạnh việc chuẩn bị phương án cho tổ chức kỳ thi, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường phải chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ ở trường phổ thông theo định hướng đánh giá năng lực để đảm bảo sự đồng bộ, nâng chất lượng, hiệu quả tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Định hướng này nhằm tiệm cận với lộ trình đổi mới kỳ thi sau năm 2025, áp dụng với đối tượng học sinh học Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất.

Trong năm nay, Bộ GD&ĐT triển khai các điều kiện để thí điểm xây dựng ngân hàng câu hỏi thi phục vụ cho kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ các môn học cấp THPT.

Các trường cần chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá thường xuyên.

Từ năm 2025 trở đi mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2023-2024 và từ năm 2025 trở đi vẫn được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là xét công nhận tốt nghiệp và cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng. Để đạt mục tiêu này, thước đo của kỳ thi phải đánh giá trung thực, khách quan năng lực học sinh, có độ tin cậy và có tính phân hóa.

Bộ GD&ĐT sẽ đẩy mạnh hơn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo tổ chức thi.

Bên cạnh đó, bộ cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, dự thi Olympic khu vực và quốc tế, tiếp tục triển khai các chương trình đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia và quốc tế.

Nhật Nam

Nguồn tin: Báo Chính phủ

Tin khác

Hải Phòng: Không có việc tạm dừng các thủ tục hành chính liên quan giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…

22/11/2024

Nhiều giải pháp, kinh nghiệm được chia sẻ tại Hội thảo “Kinh tế số – Kinh tế xanh”

Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…

22/11/2024

Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội

Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…

22/11/2024

Khai trương Dự án Chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…

21/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…

21/11/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More