Doanh nghiệp và hành khách vẫn e dè
Trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện Công ty CP vận tải và thương mại dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) cho biết, hiện tại doanh nghiệp vẫn chưa lên kế hoạch chạy lại xe vì nhiều lý do, như muốn chạy xe phải được sự chấp thuận của hai đầu bến.
Đồng thời, quy định cho xe chạy 30% số chuyến cũng gây khó cho doanh nghiệp. Biết rằng việc phòng chống dịch là quan trọng hàng đầu tại thời điểm này, nhưng nếu chỉ chạy 30%-50% lượng xe thì doanh nghiệp không đủ bù lỗ chi phí. Cùng đó, hiện nhiều hành khách vẫn còn e dè khi di chuyển, trừ trường hợp bắt buộc. Nếu có chạy xe, mà khách không đi, thì cũng chỉ có lỗ mà thôi.
Tương tự, Giám đốc Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Vận Tải Sao Việt, ông Đỗ Văn Bằng cho biết, hiện mỗi ngày doanh nghiệp vẫn có hàng trăm xe nằm bãi. Chi phí phải bỏ ra để duy trì hoạt động nằm chờ ngày được chạy xe là không thể tính nổi.
Theo ông Bằng, khi Bộ GTVT cho vận tải đường bộ hoạt động trở lại, DN rất mừng. Nhưng Bộ GTVT ban hành quy định mới, song đơn vị quản lý doanh nghiệp vận tải lại là các Sở GTVT các đầu tuyến, mà đến nay chưa có sở nào ban hành quy định cho chạy lại xe, nên doanh nghiệp cũng đành “nằm im” chờ tiếp. Kể cả sau này, nếu được chạy, mà áp quy định lượng khách, thì doanh nghiệp cũng còn phải tính toán từ từ, xem có nên hoạt động hay không.
Theo Bộ GTVT, hiện Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo rất rõ ràng về việc mở lại vận tải hàng không, đường sắt và đường bộ. Trong quá trình triển khai, Bộ GTVT sẽ tiếp tục theo dõi và giao Tổng cục Đường bộ và các đơn vị liên quan sau đó tiếp tục điều chỉnh. Đặc thù đường bộ khác với hàng không, đường bộ có số lượng người tham gia đông, phương tiện cũng linh hoạt trong kết nối và nhiều điểm đỗ trên một hành trình đối với 1 tuyến cố định.
Quá thận trọng gây khó khăn cho người dân
Dưới góc độ chuyên gia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, ông Bùi Danh Liên cho rằng, nếu các tỉnh thành quá thận trọng, không mở vận tải khách thì không thể sống chung với dịch như chỉ đạo của Chính phủ và làm đứt đoạn chuỗi sản xuất, ảnh hưởng công việc của người dân.
Theo ông Liên, hiện tình hình dịch bệnh ở Hà Nội đã cơ bản được kiểm soát, tỉ lệ người trên 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi một đạt hơn 90%. Đây là lượng người tham gia giao thông chính. Trong bối cảnh này, thành phố nên cho phép xe buýt nội đô, xe khách liên tỉnh hoạt động, áp dụng quy định phòng dịch với bến xe, người lái, người phục vụ và hành khách theo hướng dẫn của Bộ GTVT. Xe khách liên tỉnh không được dừng đỗ tại địa bàn có dịch.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hy vọng việc mở lại vận tải sẽ thông thoáng hơn sau thời gian thí điểm với việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch. Hiện các DN đã sẵn sàng cho giai đoạn thí điểm và mong rằng cách triển khai sẽ đảm bảo được chặt chẽ để sau bước thí điểm này các cơ quan chức năng sẽ nới lỏng để đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân.
Trong khi đó theo ghi nhận của PV Báo Lao Động tại Bến xe Yên Nghĩa (Hà Đông-Hà Nội) sáng 12.10, hiện công tác tổng vệ sinh, bố trí điểm khai báo y tế, các điểm đặt nước sát khuẩn tay và đo thân nhiệt đang được triển khai thực hiện.
Trưởng bến xe Yên Nghĩa, ông Đinh Xuân Trường cho biết, ngoài việc vệ sinh bến và triển khai công tác phòng chống dịch được thực hiện theo quy định, hiện bến đang triển khai các công tác chuyên môn như kết nối lại phần mềm phân luồng hành khách ra vào.
Đồng thời chờ chỉ đạo của Sở GTVT Hà Nội cho phép triển khai là thực hiện sẵn sàng việc đón khách vào bến.
Tại Bến xe Giáp Bát (Hà Nội), ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe cho biết, sau gần 4 tháng không hoạt động, hiện các nhân viên đang tập trung vệ sinh bến, bố trí điểm test nhanh của phường Giáp Bát tại bến, các điểm sát khuẩn, đo thân nhiệt theo quy định phòng chống dịch của thành phố Hà Nội.
Đại diện Bộ GTVT cho biết, những hướng dẫn của Bộ GTVT về hàng không, đường sắt và đường bộ là tương đồng nhau. Đặc biệt là đường sắt đã có hướng dẫn cụ thể là hành khách tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và theo quy định của địa phương, đồng thời chuyển công văn 8318 và 8399 của Bộ Y tế cho các địa phương.
Liên quan đến việc quy định 30% số xe trong 7 ngày thí điểm, đại diện Bộ GTVT cho rằng, các Sở GTVT đã có yêu cầu tối thiếu là 5% và tối đa là 30% theo lưu lượng đã được Sở GTVT công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm). Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường.
Đối với các địa phương nguy cơ thấp và bình thường đến địa phương/khu vực có nguy cơ tương đương thì tổ chức hoạt động vận tải bình thường. Đại diện Bộ GTVT cho rằng, sau quá trình tổ chức 7 ngày sẽ đánh giá để tổ chức tiếp theo với nguyên tắc đảm bảo nhu cầu nhưng phải an toàn.
Đặng Tiến
Ngày 9 và 10/01, Công ty TNHH LG Display Việt Nam Hải Phòng (LGDVH) phối…
Sáng 13/1, tại Trường Đại học Hải Phòng, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu…
Sáng 13.1, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình tiến hành…
Năm Ất Tỵ 2025 có đến hai tháng 6 và dài tổng cộng 384 ngày.…
Tháng 10/2024, Đội An ninh năng lượng, tài nguyên và môi trường thuộc Phòng An…
Trong tình hình giá bất động sản liên tục biến động, không ít người mua…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More