Diễn biến giao dịch bất thường của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (mã VCR) bắt đầu từ ngày 7.3 đến ngày 25.3. Chỉ qua 13 phiên liên tiếp, giá cổ phiếu VCR nhảy từ hơn 5.100 đồng/cổ phiếu lên mức 15.100 đồng/cổ phiếu, với mức tăng 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng hơn 196%.
Giá cổ phiếu tăng trần do thông tin ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị, và ông Nguyễn Xuân Đông, Tổng giám đốc của công ty mẹ Vinaconex, về làm lãnh đạo công ty này. Tuy nhiên, dù cổ phiếu tăng trần liên tiếp song công ty này thua lỗ liên tiếp trong 2 năm liền 2017 và 2018, VCR còn phải nỗ lực để thoát án hủy niêm yết bắt buộc. Do công ty này bị Chi cục Thuế huyện Cát Hải, Hải Phòng quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 258 triệu đồng do nợ tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế quá 90 ngày.
Theo thông báo, VCR sẽ chi trả cổ tức năm 2010 với tỷ lệ là 15% bằng tiền mặt, ngày đăng ký cuối cùng là 3.4.2012 và thời gian thực hiện trả cổ tức là 29.6.2012. Tính từ đó đến nay, 8 lần liên tục công ty thay đổi ngày chi trả cổ tức. Lần gần nhất công ty hứa hẹn đến ngày 30.12.2020 mới trả cổ tức.
Một trường hợp khác là cổ phiếu TVM của Công ty cổ phần tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp – Vinacomin (mã TVM) có giá 6.200 đồng/cổ phiếu, tăng 210% trong hơn 1 tuần đầu tháng 4.2019. TVM có 7 phiên tăng trần liên tiếp với thanh khoản chỉ 100 – 200 cổ phiếu mỗi phiên sau hơn 3 tháng không có giao dịch. Trái với đà tăng bất thường của cổ phiếu thời gian qua, kết quả kinh doanh 2 năm gần đây có sự sụt giảm so với thời kỳ trước. Giai đoạn 2009 – 2016, công ty ghi nhận lợi nhuận ròng dao động 4 – 6 tỉ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, trong 2017 lãi sau thuế giảm 67% xuống 1,7 tỉ đồng. Nguyên nhân chính do giá vốn hàng bán tăng 20%, trong khi doanh thu chỉ tăng 13,5%.
Cổ phiếu VNX của Công ty cổ phần quảng cáo và hội chợ thương mại có mức tăng giá mạnh nhất 1 tháng qua. Tính đến ngày 9.4.2019, VNX đã đạt 13 phiên tăng kịch biên độ, liên tiếp đẩy giá cổ phiếu từ 1.200 đồng lên ngưỡng 7.200 đồng hiện tại.
Theo ông Trương Hiền Phương, Giám đốc Công ty chứng khoán KIS Việt Nam, dù mang lại mức sinh lời rất lớn, song nhóm cổ phiếu penny (cổ phiếu có thị giá nhỏ) cũng thường có rủi ro nhất, bởi đây là các doanh nghiệp thường có kết quả không được tốt cũng như chiến lược phát triển chưa vững vàng. Giám đốc KIS Việt Nam cho rằng, một số penny cũng có liên quan đến các hoạt động “làm giá” cổ phiếu, nhà đầu tư nên hết sức cảnh giác và thận trọng. Việc đầu tiên khi đầu tư là phải tìm hiểu kỹ về tình hình doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh, tài sản, đất đai, thông tin ban lãnh đạo… trước khi quyết định giải ngân.
PGS-TS Ngô Trí Long phân tích, đầu tư vào các cổ phiếu penny cũng có rất nhiều phong cách khác nhau, nhưng có một điểm chung là hầu hết không ai xem báo cáo tài chính hay sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Đặc điểm chung của phần nhiều doanh nghiệp này là hiệu quả kinh doanh yếu kém, thua lỗ nhiều quý liên tiếp, có nguy cơ hủy niêm yết và cũng thường đi liền với kém minh bạch thông tin. Để hạn chế rủi ro mất mát, theo ông Long, các nhà đầu tư không nên tham gia vào lướt sóng các cổ phiếu không có thông tin minh bạch, tình hình tài chính không lành mạnh. Cơ quan quản lý cũng nên có chế tài đủ mạnh để hạn chế lãnh đạo doanh nghiệp lướt sóng cổ phiếu, các đội lái mở nhiều tài khoản thao túng giá cổ phiếu, gây thiệt hại niềm tin thị trường.
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More