Trên địa bàn thành phố hiện có 166 doanh nghiệp, hàng chục nghìn hộ nông dân hoạt động sản xuất nông nghiệp tại các quận, huyện. Song hiện, thành phố mới có 7 chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Chủ yếu là các chuỗi liên kết của doanh nghiệp lớn như: VinEco, Công ty CP giống gia cầm Lượng Huệ, Công ty CP đồ hộp Hạ Long… Việc hình thành các chuỗi liên kết hạn chế, song còn thiếu tính ổn định, bền vững, chưa khép kín với đủ các thành phần tham gia chuỗi.
Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm thủy sản Hải Phòng Trần Thị Nghĩa đánh giá, có nhiều nguyên nhân khiến các chuỗi liên kết sản xuất hình thành khó khăn, hoạt động hạn chế. Trong đó, doanh nghiệp còn yếu trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm; đồng thời phải thu mua sản phẩm qua nhiều khâu trung gian nên giá thu mua sản phẩm thấp, trong khi giá bán lại cao, chưa khuyến khích được người sản xuất và người tiêu dùng Giám đốc Công ty CP thực phẩm An Biên Bùi Ngọc Cường cho biết, để sản xuất sản phẩm gạo ruộng rươi, nhưng thực tế, doanh nghiệp ký kết hợp đồng qua HTX, HTX tiếp tục ký kết với nông dân. Hộ nông dân liên kết chủ yếu sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún, thiếu thông tin thị trường, chủ yếu chạy theo lợi nhuận trước mắt, chưa tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp và người tiêu dùng, dễ phá vỡ hợp đồng liên kết.
Thời gian qua, để góp phần phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, khắc phục các hạn chế trong hoạt động, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn để các nhà quản lý, doanh nghiệp, nông dân cùng trao đổi thảo luận. Sở phối hợp Sở Công Thương đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại; tăng cường quảng bá, kết nối giữa người sản xuất, doanh nghiệp, siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, bếp ăn tập thể; tìm đầu ra cho sản phẩm chủ lực, nông sản đặc sản; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm gắn với truy xuất nguồn gốc nông sản…
Theo Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng Đinh Công Toản, những giải pháp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt quan tâm là cải thiện thủ tục hành chính để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án nông nghiệp trọng điểm; tổ chức các hộ nông dân và doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm bảo đảm lợi ích các bên; cơ quan chức năng đứng ra bảo lãnh các hợp đồng liên kết để bảo đảm tính bền vững, ngăn chặn việc tự ý phá vỡ hợp đồng khi giá thị trường biến động.
Về phía các doanh nghiệp mong muốn các hộ nông dân quan tâm đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Giám đốc Công ty CP thương mại Minh Khai Nguyễn Bích Hòa cho rằng, không thể sản xuất nhỏ, lẻ, vì lợi nhuận trước mắt mà phải hướng tới quy vùng tập trung, sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, hình thức đẹp. Muốn vậy, nông dân nên tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các khâu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Người sản xuất mong muốn doanh nghiệp tích cực quảng bá, thông tin các yêu cầu về sản phẩm; đầu tư, hỗ trợ nông dân giống, vật tư nông nghiệp; cử cán bộ giám sát, đồng hành quá trình sản xuất. Các hộ sản xuất vệ tinh cho doanh nghiệp được thu mua toàn bộ sản phẩm với mức giá phù hợp để có lãi.
Bài: Hương An; Ảnh: Trung Kiên
Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền…
Chiều 22/11, trong khuôn khổ của Diễn đàn Chuyển đổi số thành phố Hải Phòng…
Sáng 22/11, UBND thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết…
Ngày 22/11, UBND thành phố Hải Phòng phối hợp với Hiệp hội Phần mềm và…
Chiều 21/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố…
Ngày 20/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More