Kinh tế

Doanh nghiệp nên xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch

Ngày 3/4/2020, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã có Công điện gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh biên giới phía Bắc thông tin về việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc có Công hàm thông báo phía Trung Quốc sẽ tăng cường quản lý, áp dụng các biện pháp siết chặt, hạn chế nhập cảnh tại khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới để phòng, chống dịch bệnh.

Với các biện pháp mà phía Trung Quốc mới thông báo áp dụng, nếu lưu lượng xe và hàng hóa xuất khẩu từ các tỉnh, thành phố đưa lên khu vực biên giới phía Bắc không giảm thì sẽ xảy ra tình trạng tồn đọng, ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu. Tính đến hết ngày 8/4/2020, trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đang tồn khoảng 1.698 xe và 1 toa hàng, trong đó riêng tỉnh Lạng Sơn còn tồn 1.582 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản, trái cây như thanh long, dưa hấu, chuối, xoài, mít…

Bộ Công Thương đã và đang phối hợp cùng với Bộ, ngành liên quan, UBND một số tỉnh biên giới làm việc với phía Trung Quốc để bảo đảm lưu thông thương mại quốc tế trên cơ sở thực hiện tốt, đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu “kép” vừa phòng chống dịch bệnh COVID-19, vừa giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Sở Công Thương đề nghị các Sở, UBND các quận, huyện, các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông tin đầy đủ đến các doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ nông dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nông sản và trái cây tươi trên địa bàn các nội dung:

Thường xuyên cập nhật diễn biến thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để chủ động có kế hoạch sản xuất, đóng gói, giao nhận, xuất khẩu hàng hóa, tránh để phát sinh ùn ứ và các tác động bất lợi khác.

Triển khai thực hiện xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc theo hình thức chính ngạch, tuyệt đối không nên đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các chợ, không rõ đối tượng mua hàng, đối tượng nhận hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy xuất nguồn gốc đối với hàng xuất khẩu…

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, cơ sở đóng gói, ghi nhãn,… cũng như các yêu cầu khác có liên quan để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với phía Trung Quốc và tạo thuận lợi cho việc thông quan tại biên giới.

Sở Công Thương tiếp tục cập nhật chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, các Bộ chuyên ngành, UBND thành phố Hải Phòng và UBND các tỉnh biên giới phía Bắc, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc để kịp thời thông tin đến doanh nghiệp.

Mọi thông tin cần trao đổi, đề nghị liên hệ:

Phòng Quản lý Đầu tư và Hợp tác quốc tế, Sở Công Thương thành phố Hải Phòng – Số 09 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng

Chuyên viên: Bà Phạm Thị Minh Hoa

DĐ: 0984060639, ĐT: 02253.846719

Email: congthuongxnk@haiphong.gov.vn

Tải về Văn bản số 808/SCT-QLĐT&HTQT ngày 13/4/2020.

Nguồn tin: haiphong.gov.vn

Tin khác

Đào tạo và tập huấn Hệ thống thông tin nguồn thành phố Hải Phòng

Sáng 27/12, tại địa chỉ số 62 Võ Thị Sáu, quận Ngô Quyền, Sở Thông…

27/12/2024

Công bố Quyết định của Ban Thường vụ Thành uỷ về thành lập Đảng bộ Quận An Dương

Sáng 27/12, Thành uỷ Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của…

27/12/2024

Công bố Quyết định thành lập Đảng bộ thành phố Thủy Nguyên

Sáng 27/12, đồng chí Lê Tiến Châu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí Thư Thành…

27/12/2024

Ông Lưu Bình Nhưỡng can thiệp cả vụ án tòa đã tuyên

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình, ông Lưu Bình…

27/12/2024

Hải Phòng: Khẩn trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, quy tụ hiền tài, phấn đấu tăng trưởng khoảng 15%

Đã hội tụ đủ "thiên thời, địa lợi", Thành phố cảng Hải Phòng đang hằng…

27/12/2024

Đồ Sơn được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh của Hải Phòng

Khu du lịch Đồ Sơn được công nhận là Khu du lịch cấp tỉnh thuộc…

26/12/2024

This website uses cookies. See Our policy to learn more.

Read More