“Bà đỡ” mát tay
Lấy mục tiêu đẩy mạnh cải cách hành chính là hàng đầu, cùng cả nước hiện thực hóa chương trình Chính phủ điện tử, Hải Phòng đã hoàn thành kết nối, liên thông Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia; tích hợp thành công 5 dịch vụ công trực tuyến của thành phố, phục vụ người dân, doanh nghiệp tra cứu tình trạng giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bên cạnh đó, nhiều lĩnh vực thực hiện tại các Sở, ngành, địa phương cũng đạt được mục tiêu “3 giảm” đó là giảm thủ tục, giảm chi phí, giảm thời gian, đơn cử như: Giảm thời gian giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp xuống dưới 3 ngày làm việc; ngành điện giảm thời gian tiếp cận điện năng đối với lưới điện trung áp khi thực hiện quy định “một cửa liên thông” còn tối đa 19 ngày; thời gian cấp phép xây dựng, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và các thủ tục liên quan đã giảm từ 33% đến 50% thời gian.
Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp nộp hồ sơ khai thuế điện tử đạt 99,9%; doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99,5%; đã giải quyết hoàn thuế điện tử cho 100% số hồ sơ và doanh nghiệp thuộc diện áp dụng hoàn thuế điện tử, góp phần cải cách hiện đại hóa ngành thuế và thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm 2020, số thuế nộp bằng hình thức điện tử phối hợp với Cục Thuế Hải Phòng đạt 4.750 tỷ đồng, phối hợp với Cục Hải quan Hải Phòng đạt 2.281 tỷ đồng; phối hợp với BHXH Hải Phòng trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đạt 388 tỷ đồng; phối hợp thu tiền điện, nước, học phí, viện phí: số tiền điện đạt 835 tỷ đồng; số tiền nước đạt 31 tỷ đồng; số tiền học phí đạt 36 tỷ đồng, số tiền viện phí đạt 55 tỷ đồng.
Doanh nghiệp nỗ lực
Cùng với sự nỗ lực của các Sở, ngành, địa phương, không thể không nói đến hạt nhân của Phong trào thi đua yêu nước “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” là các doanh nghiệp, doanh nhân.
Với chủ đề “Đoàn kết-Đột phá-Phát triển” hơn 200 hội viên của Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Phòng đã phát huy bản lĩnh, trí tuệ của doanh nghiệp, doanh nhân đất Cảng, đã và đang tạo việc làm cho trên 40.000 lao động, từ đó giải quyết một phần nhu cầu việc làm cho người lao động thành phố và một số tỉnh lân cận. Tổng doanh thu hàng năm của các hội viên trung bình đạt trên 9.000 tỷ đồng; đóng góp cho các hoạt động an sinh xã hội của thành phố trung bình hàng năm gần 7 tỷ đồng.
Đối với Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng (VCCI), Chi nhánh thường xuyên tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp khu vực Duyên hải phía Bắc thu hút được sự quan tâm tham dự của các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh thành phố khu vực duyên hải phía Bắc và đặc biệt là sự quan tâm, nhiệt tình hưởng ứng tham gia của gần 1.000 đại biểu doanh nghiệp. Tại hội nghị, các kiến nghị đề xuất của cộng đồng doanh nghiệp đã được gửi trực tiếp đến các cơ quan chức năng trung ương và địa phương để sớm có những chương trình, giải pháp cụ thể, hỗ trợ thiết thực và có hiệu quả đối với doanh nghiệp. Ngoài ra Chi nhánh đã tổ chức chương trình cà phê doanh nhân hàng tuần, chương trình lãnh đạo thành phố Hải Phòng gặp gỡ các nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng và các doanh nhân tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
Để góp phần đưa những chính sách, quy định của Nhà nước, Chính phủ đi vào thực tế, hàng năm Chi nhánh tổ chức từ 3-5 cuộc Hội nghị, Tọa đàm với sự tham gia của trên 300 lượt đại biểu doanh nghiệp để lấy ý kiến vào việc xây dựng các văn bản pháp luật cũng như tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới ban hành; phối hợp với Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế quốc tế, các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố để nghiên cứu, xây dựng và triển khai Diễn đàn liên kết kinh tế vùng Duyên hải phía Bắc. Đồng thời, tổ chức từ 3-5 đoàn doanh nghiệp đi khảo sát, tìm kiếm thị trường nước ngoài, đón từ 3-5 đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến gặp gỡ, trao đổi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh…
Liên tiếp 5 năm qua (từ 2016 đến 2020), Hải Phòng chọn chủ đề năm là “Tăng cường kỷ cương thu, chi ngân sách nhà nước – Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh”, thành quả là hàng trăm dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và dự án trong nước (DI) đã tạo được những bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển đô thị… Có thể nói, các doanh nghiệp đã đóng góp đáng kể và đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.
Kim Oanh
Các nhà phân tích của JPMorgan dự đoán giá vàng sẽ tiếp tục tăng và…
Tối 11/1, tại Nhà hát thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…
Sau khi sắp xếp bộ máy bên trong các bộ ngành sẽ giảm 13/13 tổng…
Bộ trưởng Nội vụ vừa có báo cáo bổ sung, trong đó thành lập Bộ…
Chiều 10/1, Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng tổ chức Lễ kỷ niệm…
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP ngày 10/01/2025 Chương trình hành động thực…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More