Các đồng chí: Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố Đào Trọng Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy Phạm Tiến Thuật; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tiếp Đoàn.
Thành phố Hải Phòng là một trong 8 tỉnh, thành được triển khai Dự án “Trồng rừng ngập mặn-Giảm thiểu rủi ro thiên tai thảm họa” do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ từ năm 1997 cho đến năm 2015. Qua 18 năm tổ chức triển khai thực hiện Dự án, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã phối hợp các cấp, các ngành trồng và chăm sóc bảo vệ được trên 1.000ha rừng ngập mặn tại các quận, huyện: Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến Thụy và Cát Hải dọc chiều dài hơn 12 km đê biển xung yếu của thành phố với 3 loại cây trang, bần, mắm. Đến nay rừng ngập mặn đã phát triển xanh tốt với các loại cây có chiều cao từ 7-10m, rừng rộng từ 500-1.200m, thực sự là thành lũy vững chắc, góp phần tích cực trong việc chắn sóng bảo vệ đê biển. Việc rừng ngập mặn được phục hồi, phát triển kéo theo nhiều loại chim quí hiếm về trú ngụ; hải sản tự nhiên có giá trị cao như cá bống, cá bớp, cua biển, bông thùa xuất hiện ngày càng nhiều. Vào mùa cây ngập mặn ra hoa, nhiều người dân đã mang hàng ngàn tổ ong để lấy mật, mật ong qua chế biến đạt năng suất, chất lượng cao.
Từ khai thác hải sản và nuôi ong đã giúp cho người dân mỗi năm thu được hàng trăm triệu đồng, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ gia đình trên địa bàn nơi có rừng. Đặc biệt, đê biển có rừng ngập mặn bảo vệ đã giảm đáng kể nguồn ngân sách hàng năm phải đầu tư để bảo vệ đê. Sau khi kết thúc dự án Hội Chữ thập đỏ thành phố đã bàn giao lại diện tích rừng ngập mặn cho chính quyền địa phương quản lý theo quy định.
Bên cạnh đó, việc triển khai Dự án đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên thông qua tập huấn lập kế hoạch phòng ngừa thảm hoạ cho cấp ủy chính quyền, tập huấn cho giáo viên tiểu học và giới thiệu kiến thức phòng ngừa thảm hoạ cho các em học sinh lớp 4, 5 của các trường trên địa bàn thành phố. Dự án cũng tổ chức đánh giá trình trạng dễ bị tổn thương, khả năng dựa vào cộng đồng (VCA) và diễn tập phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn ở những xã có nguy cơ cao, hỗ trợ một số trang thiết bị cảnh báo sớm như: Áo phao, áo mưa, loa tay, đèn pin, ủng… Triển khai tiểu dự án nhỏ như: Hỗ trợ làm đường dân sinh phục vụ sản xuất, khu chứa rác thải tập trung, hệ thống tiêu thoát nước… góp phần giảm thiểu rủi ro thiên tai và xây dựng nông thôn mới.
Có thể khẳng định rằng dự án trồng rừng ngập mặn-giảm thiểu rủi ro thảm họa do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản tài trợ đã thành công tốt đẹp được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Thành uỷ, UBND thành phố Hải phòng đánh giá cao, mang lại lợi ích cho nhân dân và những người có hoàn cảnh khó khăn; Rừng ngập mặn phát triển góp phần cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan môi trường đặc biệt góp phần vào giảm tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Thông qua hoạt động thực hiện dự án, Hội Chữ thập đỏ các cấp được nâng cao năng lực, củng cố phát triển tổ chức Hội, hoạt động nhân đạo toàn diện hơn.
Hồng Nhung
Thực hiện chỉ đạo của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (Bộ Công an), hướng…
Cơ quan khí tượng dự báo không khí lạnh mạnh sắp tăng cường sẽ gây…
Các trường THCS vẫn có thể đánh giá trực tiếp học sinh khi xét tuyển…
Sáng 10/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Minh Cường tiếp Đoàn đại biểu…
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế xã hội có nhiều khó khăn chung, nhưng…
Cơ quan chức năng đã tạm giữ đối tượng hành hung cảnh sát giao thông…
This website uses cookies. See Our policy to learn more.
Read More